Nguy cơ dịch sởi tái diễn
Cập nhật: 22/1/2019 | 9:29:59 AM
Dịch sởi ở một số tỉnh, thành phố trong nước đang có diễn biến hết sức phức tạp. Theo chu kỳ diễn biến thì cứ sau 4-5 năm dịch sẽ tái diễn trên quy mô lớn. Chính vì vậy, năm 2018-2019 là thời điểm quay vòng của dịch. Trẻ nhỏ, người lớn nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào - Đó là thông tin được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) liên tục khuyến cáo trong thời gian qua.
Việc Cục Y tế dự phòng nhiều lần cảnh báo về dịch sởi cho thấy mức báo động nghiêm trọng, nguy hiểm của loại bệnh này. Minh chứng là năm vừa qua, số trường hợp mắc bệnh sởi gia tăng đột biến. Trong đó những tháng cuối năm 2018, một số tỉnh miền núi phía Bắc, cùng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… ghi nhận số ca bệnh sởi gia tăng. Theo số liệu thống kê, năm qua, cả nước có hơn 9.700 người sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn 20 lần so năm 2017, trong đó có 1.963 người dương tính bệnh sởi, tăng 13 lần so năm 2017.
Đối với Quảng Ninh, năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 228 ca mắc sởi, trong đó 118 ca là đối tượng trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Hiện nay, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thì số ca mắc bệnh sởi trên địa bàn đang có chiều hướng giảm.
Một điều đáng lo ngại là có đến 90% ca mắc sởi là do không tiêm phòng và tiêm phòng không đầy đủ. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, nhưng cũng ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não…, có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non…
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa Đông-Xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp.
Trước nguy cơ dịch sởi tái diễn, Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, tốt nhất. Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành Y tế, chính quyền địa phương. Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh.
Người dân thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hằng ngày. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1-2 lần/ngày. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo không khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Để bệnh sởi không trở thành đại dịch, người dân cần chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, bởi đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Làm tốt được điều này mới có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch trong cộng đồng dân cư.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Phòng các bệnh thường gặp mùa đông xuân (22/1/2019)
- Bệnh viện Bãi Cháy: Can thiệp mạch vành cứu sống người Philippins nhồi máu cơ tim cấp (18/1/2019)
- Trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hải Hà (17/1/2019)
- Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8, khoá XII của Đảng (16/1/2019)
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2019 (15/1/2019)
- Đoàn công tác Sở Y tế tỉnh Phú Yên làm việc tại Quảng Ninh (15/1/2019)
- Ngày 25/1, khoảng 4.000 liều vắc xin ComBE Five sẽ được đưa vào tiêm chủng (14/1/2019)
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng trong triển khai tiêm vắc xin ComBe Five tại Quảng Ninh (12/1/2019)
- Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 - Bộ Y tế làm việc tại Quảng Ninh (10/1/2019)
- Ngành Y tế Quảng Ninh: Những đột phá trong cải cách thủ tục hành chính (9/1/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều