Triệu chứng của bệnh tả
Cập nhật: 19/11/2018 | 4:19:31 PM
Bạn đọc Đỗ Thành Nam, phường Quang Trung, TP Uông Bí, hỏi: “Tôi nghe nói mắc bệnh tả rất dễ dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, bản thân tôi và nhiều người cũng không phân biệt được thế nào là tả, thế nào là rối loạn tiêu hóa, nên khi đau bụng đi ngoài thường mua thuốc về uống. Qua Báo Quảng Ninh, nhờ chuyên gia tư vấn giúp làm sao để biết mình mắc bệnh tả?”.
Phóng viên Báo Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.
- Xin bác sĩ cho biết làm thế nào phân biệt bị bệnh tả với các bệnh gây tiêu chảy khác?
+ Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra. Độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Hầu hết mọi người tiếp xúc với vi khuẩn bệnh tả không bị bệnh. Tuy nhiên, vi khuẩn tả khi ra ngoài môi trường có thể sống đến 12-14 ngày vẫn có thể lây nhiễm sang người khác qua nguồn nước bẩn.
Lũ lụt thường gây nguy cơ dịch bệnh bùng phát, trong đó có bệnh tả. Ttrong ảnh: Ngập lụt tại thị trấn Ba Chẽ vào tháng 7/2018. Ảnh: Phạm Tăng |
Những trường hợp nhẹ và trung bình của bệnh tả khó có thể phân biệt được với các bệnh khác cũng gây tiêu chảy. Với những người nhiễm phát triển thành bệnh dịch tả thường có dấu hiệu tiêu chảy đột ngột, đi ngoài liên tục, phân lỏng hoặc toàn nước. Khác với tiêu chảy thường, tiêu chảy cấp do tả không đau bụng hoặc đau ít, thường không sốt; phân có màu trắng đục giống như nước vo gạo. Kèm theo đó, bệnh nhân buồn nôn và nôn ói. Nôn mửa có thể kéo dài hàng giờ tại một thời điểm. Điều này khiến người bệnh bị mất nước, điện giải một cách nhanh chóng; do vậy bệnh nhân hay bị chuột rút, bệnh nhân nặng thường có tình trạng mệt mỏi, thờ ơ, mắt trũng, miệng khô, khát cùng cực, khô, héo da, nước tiểu ít hoặc không có, huyết áp thấp, nhịp tim bất thường, sốc, co giật, thay đổi tri giác, hôn mê... Nếu không được điều trị có thể gây tử vong đột ngột. Trẻ em bị tả còn có thể xuất hiện triệu chứng buồn ngủ, thậm chí hôn mê, sốt, co giật.
Nếu bị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy nặng và nghĩ rằng có thể đã tiếp xúc với bệnh tả, cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Bệnh tả có dễ lây không, thưa bác sĩ?
+ Bệnh tả lây qua đường tiêu hoá (phân và miệng). Bệnh dễ bùng phát thành dịch lớn khi nguồn nước bị nhiễm phẩy khuẩn tả. Bên cạnh đó, sò, ốc, hải sản sống, rau củ, trái cây tươi và các loại thực phẩm khác cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh tả.
Bệnh tả thường ở vùng có điều kiện vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, dân cư đông đúc, chiến tranh và nạn đói. Bệnh có thể lây nhiễm cho mọi lứa tuổi, sẽ nguy hiểm hơn nếu xuất hiện ở người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, một số trường hợp như: Người suy dinh dưỡng, người bị giảm hoặc không có acid trong dạ dày, người có hệ miễn dịch bị tổn hại... khi bị nhiễm vi trùng tả cũng dễ bị bệnh.
- Cần làm gì để phòng bệnh, thưa bác sĩ?
+ Để phòng bệnh tả, cần giữ gìn vệ sinh môi trường. Luôn dùng nước sạch khuẩn để uống và đun nấu. Tránh uống nước trực tiếp không qua xử lý. Đun sôi nước trước khi uống.
Luôn rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, khi nấu nướng, trước và sau khi ăn uống, ở ngoài đường về, sau khi đụng vào những đồ vật chứa nhiều vi khuẩn như tiền, bàn ghế công cộng, sách báo…
Đảm bảo thìa, đũa, bát đĩa, xoong nồi, cốc chén hay những dụng cụ chứa đồ ăn, đồ uống luôn sạch sẽ. Hạn chế tích trữ bát đĩa bẩn trong bồn rửa, không được để các dụng cụ này luôn ẩm ướt. Thay miếng rửa bát thường xuyên.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ phun khử khuẩn tại một số điểm trên địa bàn huyện bị ngập sau mưa, lũ tháng 8/2018. Ảnh: Minh Đức |
Thực phẩm cần mua ở những nơi đảm bảo xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất. Cần rửa và vệ sinh thực phẩm tươi sống bằng nước muối, chanh, giấm. Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay trong vòng 2 giờ. Hạn chế để thức ăn thừa qua đêm vì lượng vi khuẩn trong thực phẩm gia tăng. Không nên ăn những thực phẩm tươi sống nếu chưa chắc chắn về độ sạch.
Nên giữ vệ sinh cơ thể để phòng tránh bệnh tả. Cắt móng tay thường xuyên để có thể đảm bảo vi khuẩn từ móng tay không dính vào thực phẩm khi chế biến hoặc khi ăn. Luôn nhắc nhở, tạo thói quen cho trẻ nhỏ không ngậm tay hay đồ chơi…
- Xin cảm ơn bác sĩ!
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Hướng dẫn điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS (19/11/2018)
- Nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình (15/11/2018)
- Để người dân vùng khó được tiếp cận y tế hiện đại (15/11/2018)
- Không chủ quan với bệnh Đái tháo đường ở trẻ em (14/11/2018)
- Bảo hiểm Y tế “Phao cứu sinh” cho người nhiễm HIV (13/11/2018)
- Quảng Ninh: Kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng (9/11/2018)
- Đào tạo xét nghiệm chẩn đoán bệnh nấm da và một số ký sinh trùng gây bệnh trên da tại Quảng Ninh (9/11/2018)
- Quảng Ninh: Hướng dẫn điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS (9/11/2018)
- Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ học đường (9/11/2018)
- Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và đảm bảo trật tự an toàn giao thông (9/11/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều