12 lời khuyên cho người bị bệnh tiểu đường vào mùa hè
Cập nhật: 20/4/2015 | 1:42:24 PM
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, mùa hè là thời gian mà những vấn đề sức khỏe có chiều hướng gia tăng và cần được quan tâm chú ý đặc biệt.
Vào mùa hè, tốc độ trao đổi chất của người mắc bệnh tiểu đường thường tăng cao, dễ gây cảm giác đói và khô họng. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là phải giữ cho cơ thể đủ nước và bổ sung những thực phẩm phù hợp.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp người bị bệnh tiểu đường duy trì tình trạng sức khỏe tốt trong mùa hè.
1. Cung cấp cho cơ thể lượng trái cây cần thiết
Vào mùa hè, bệnh nhân tiểu đường thường ra mồ hôi rất nhiều, việc giải phóng năng lượng khiến cho cơ thể thường lờ đờ, mệt mỏi, khó tập tập trung. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất để giữ gìn sức khỏe cho những bệnh nhân tiểu đường, đó là bổ sung lượng trái cây cần thiết, giúp cơ thể không bị mất nước. Các loại trái cây được bác sĩ khuyên dùng là dưa hấu, đào, các loại quả mọng…
2. Uống nhiều hơn
Ngoài uống nhiều nước, hãy bổ sung cho cơ thể những thức uống bổ dưỡng khác. Bạn có thể chọn trà để làm thức uống bổ sung, nhưng hãy nhớ không được bỏ thêm đường. Có thể nói, trà xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.
3. Bổ sung vitamin
Cung cấp đủ lượng vitamin C và vitamin A sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường có sức đề kháng tốt để chống lại các bệnh khác. Vì vậy, hãy bắt đầu ăn những loại rau quả màu xanh như bí, đậu…. để bổ sung những loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
4. Giữ cơ thể sạch sẽ
Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn kiêng hợp lí để giữ gìn sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường còn cần giữ cho cơ thể sạch sẽ. Ra mồ hôi nhiều là một trong những vấn đề mà các bệnh nhân tiểu đường mắc phải. Vì thế, hãy tắm 2 lần trong một ngày, dùng xà phòng hoặc sản phẩm chống khuẩn để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
5. Đừng mặc quá nhiều quần áo
Bạn không nên mặc những loại quần áo có chất liệu quá dày hoặc khó thấm hút mồ hôi. Hãy mặc quần áo với chất liệu cotton hoặc vải lanh để giữ cơ thể luôn khô thoáng và thoải mái. Nếu bạn mặc đồ làm từ sợi tổng hợp, chất vải này sẽ không thấm mồ hôi , hơn nữa còn có thể làm bạn bị phát ban và ngứa. Đây cũng là một cách để giữ sức khỏe trong mùa hè cho các bệnh nhân tiểu đường.
6. Tránh xa những đồ uống có cồn
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, cần phải tránh sử dụng những đồ uống có cồn, đặc biệt là trong mùa hè, bạn cần tuyệt đối tránh xa nó. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ uống có chất caffeine để đảm bảo sức khỏe.
7. Tập thể dục ở nơi rộng rãi, gần với thiên nhiên.
Một cách giữ sức khỏe hữu dụng khác cho bệnh nhân tiểu đường đó là thường xuyên tập thể dục ở nơi rộng rãi, thoáng khí. Luyện tập thể thao ở trong phòng kín dễ làm đổ mồ hôi, vì thế bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc tới môn bơi lội, chạy bộ hoặc Yoga để có một cơ thể khỏe mạnh.
8. Một vài lời khuyên về thức ăn
Đối với bệnh nhân tiểu đường, khi tham dự những bữa tiệc, cưới hỏi, gặp mặt.... tốt hơn hết nên tránh những món đồ ăn tráng miệng có nhiều đường ,đồ chiên rán, và thay vào đó có thể ăn một chút đồ nướng. Thay vì dùng sốt mayonnaise hay pho mát, hãy thử với nước sốt mù tạt.
9. Chăm sóc bàn chân
Việc giữ gìn vệ sinh đối với bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng. Đặc biệt, mùa hè nóng nực thường khiến chúng ta gặp nhiều rắc rối ở đôi bàn chân, như sự tấn công của các vi khuẩn, nấm. Để tránh nhiễm bệnh, hãy nhớ làm sạch đôi bàn chân một cách thường xuyên với dung dịch khử trùng, nếu bạn thường xuyên đi giày, hãy chọn những loại tất làm từ chất liệu cotton để bàn chân luôn khô thoáng.
10. Tránh các vết thương hở
Người bị bệnh tiểu đường cần nhớ, không bao giờ được đi chân trần. Một vết cắt bình thường có thể sẽ rất nguy hiểm đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Hãy cố gắng tránh bị những vết thương hở trên cơ thể ,nếu bạn không may bị những vết thương như vậy, hãy nhanh chóng đến phòng khám để được điều trị.
11. Đừng để bị đói
Những bệnh nhân bị tiểu đường thường có xu hướng bị đói , cảm giác cồn cào. Nếu bạn cố tình lờ đi cơn đói, lượng đường huyết của bạn có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính để cơ thể không rơi vào trạng thái đói . Những đồ ăn nhẹ không đường hay trái cây sẽ là sự lựa chọn thông minh cho bữa phụ giữa bữa sáng và bữa trưa.
12. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên
Hãy kiểm tra lượng đường huyết của bạn một cách thường xuyên. Không bao giờ được quên uống thuốc theo thời gian quy định. Nếu bạn thấy bất kì thay đổi nào trong lượng đường huyết của bạn, hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được lời khuyên kịp thời.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Bí quyết phòng bệnh tiểu đường ai cũng có thể làm được (8/4/2015)
- Chế độ ăn đúng cách cho người Đái tháo đường (31/3/2015)
- Dùng kháng sinh nhiều tăng nguy cơ tiểu đường (30/3/2015)
- 5 triệu chứng không ngờ tới của bệnh tiểu đường (6/3/2015)
- Đồ uống giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường (2/3/2015)
- Tiểu đường, coi chừng thiếu vitamin D (1/3/2015)
- Lý do bệnh nhân tiểu đường cần chăm kỹ răng miệng (9/2/2015)
- Ăn một quả trứng mỗi ngày có thể mắc bệnh tiểu đường (20/1/2015)
- Phát hiện bí ẩn mới liên quan tới bệnh đái tháo đường (19/1/2015)
- Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường loại 1 (13/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều