Người gầy cũng có thể mắc bệnh tiểu đường
Cập nhật: 18/7/2012 | 8:57:18 PM
Vì không hề thừa cân, họ thường tỏ vẻ không tin khi được bác sĩ chẩn đoán tiểu đường: "Tôi gầy thế này, làm sao bị bệnh đó được?".
Báo chí và các tài liệu truyền thông vẫn thường khuyến cáo người dân kiểm soát cân nặng để phòng tiểu đường, rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Vì thế rất nhiều người không thừa cân, thậm chí mảnh mai, không thể tin nổi khi bác sĩ khẳng định họ bị tiểu đường.
Trước hết, cần tìm hiểu tại sao người béo lại dễ bị tiểu đường. Nhiệm vụ duy trì sự cân bằng đường huyết của cơ thể thuộc về một hormone có tên là insulin. Bình thường, lượng insulin được tiết ra đủ để chuyển hóa số đường mà cơ thể dung nạp, nhưng ở người béo, lượng insulin này lại trở nên không đủ.
Do đó, tế bào gan sẽ tăng sản xuất glucose trong khi các mô cơ và mỡ lại giảm tiếp nhận đường này, dẫn đến tăng đường huyết. Để đối phó, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tiết thêm insulin. Nếu tình trạng cứ kéo dài như vậy, tuyến tụy sẽ kiệt sức, suy giảm chức năng, lượng insulin được sản xuất ngày càng giảm, không đủ để cân bằng đường huyết nữa, dẫn đến bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, trong số bệnh nhân tiểu đường type 2, tỷ lệ thừa cân, béo phì rất cao.
Tuy nhiên, không phải cứ béo là mắc bệnh tiểu đường, do nhiều người có hệ nội tiết rất khỏe, khả năng thích ứng cao, tuyến tụy có thể sản xuất đủ lượng insulin lâu dài. Và ngược lại, nhiều người không hề béo vẫn bị tiểu đường, trong đó một phần là do gene. Người mang gene nguy cơ cao này nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý thì dù không thừa cân vẫn có nguy cơ phát bệnh.
Nhiều người gầy bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống tĩnh tại. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường… đó để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh.
Tóm lại, người gầy chỉ có ít nguy cơ tiểu đường hơn người béo chứ không phải là không thể mắc bệnh này. Vì vậy dù cân nặng thế nào, bạn vẫn nên ăn uống cân bằng, chăm vận động thân thể để giảm nguy cơ tiểu đường và các bệnh nội tiết khác.
(Nguồn: baodatviet.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Tiểu đường cách điều trị bằng insulin cần lưu ý những gì? (17/7/2012)
- Chất điều chỉnh đồng hồ sinh học giúp trị tiểu đường (17/7/2012)
- Trẻ 7 tuổi cũng có thể bị bệnh tiểu đường týp 2 (15/7/2012)
- Nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ (13/7/2012)
- Ăn gạo trắng dễ bị tiểu đường? Chưa chắc! (12/7/2012)
- Di chứng trong bệnh tiểu đường (11/7/2012)
- Chữa bệnh đái tháo đường bằng canh dưỡng sinh thịt và hải sản (10/7/2012)
- Thuốc trị tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang (8/7/2012)
- Ăn nho giúp kiểm soát đường huyết (4/7/2012)
- Chất nhày từ hạt bưởi trị tiểu đường hiệu quả (4/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều