Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Choáng: coi chừng huyết áp thấp

Cập nhật: 16/7/2013 | 7:42:10 AM

Do tính chất phổ biến của căn bệnh cao huyết áp, chúng ta thường quên mất một "anh bạn" khác của bệnh lý tim mạch cũng gây hậu quả chẳng kém nguy hiểm: huyết áp thấp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Huyết áp lý tưởng của người Việt Nam là 120/80. Khi chỉ số huyết áp trên (huyết áp tâm thu) thấp hơn 110 có nghĩa là bạn đã bị huyết áp thấp.

Gây nguy đến tính mạng

Triệu chứng thường gặp nhất của huyết áp thấp là uể oải, xanh xao, mặt mày tái nhợt, hoa mắt, buồn nôn, đặc biệt thường cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, kiệt sức khi vừa làm việc nặng, cần gắng sức. Và không chỉ dừng lại ở đó.

Chị T. H (29 tuổi, Q. Phú Nhuận) không thể quên lần nhập viện bất ngờ cách đây gần một năm. Sáng hôm đó, để kịp báo cáo trong buổi họp giao ban nên chị chưa kịp ăn sáng mà vội vàng chạy đến công ty, trong khi tối hôm qua chị thức đến tận 2h sáng. Khi đang chạy trên đường, chị cảm thấy chóng mặt, toát mồ hôi. Cơn chóng mặt, ù tai càng lúc càng tăng khiến chị muốn ngất, phải dừng lại và ngồi bệt xuống vỉa hè. Cũng may cách đó không xa có bệnh viện nên mọi người dìu chị vào phòng cấp cứu. Nằm nghỉ vài phút, chị dần cảm thấy bình thường trở lại. Bác sĩ cho biết, chị bị cơn thiếu máu não thoáng qua do huyết áp thấp, cần áp dụng kế hoạch điều trị ngay trước khi căn bệnh gây những biến chứng nguy hiểm.

Là bệnh của nữ giới

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phan Hữu Phước, Giám đốc phòng khám lão khoa Medvie, TP. HCM, huyết áp thấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Tình trạng này làm lưu lượng máu lên não giảm, gây cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Thỉnh thoảng, huyết áp thấp gây cơn thiếu máu não, làm choáng ngất. Người đang bị xơ vữa động mạch, sự dãn mạch để thích nghi với tình trạng huyết áp thấp kém khiến cơn thiếu máu càng dễ xảy ra. Người có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý như làm việc gắng sức, lười vận động, thức khuya, suy dinh dưỡng… là những đối tượng dễ mắc bệnh.

Huyết áp thấp không có nguyên nhân cụ thể. Riêng một số trường hợp do các bệnh lý nội tiết như suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận.

Huyết áp thấp có thể do suy thoái hoạt động thần kinh của thần kinh giao cảm hoặc do hội chứng Shy - Drager. Khi mắc phải hội chứng này người bệnh không có xu hướng tăng huyết áp khi vận động, thay đổi tư thế như bình thường do cơ chế tự động này bị suy kém, làm huyết áp giảm thấp, không đáp ứng được nhu cầu cơ thể, gây chóng mặt, hoa mắt.

Ăn mặn để trị bệnh?

Điều trị huyết áp thấp có đôi khi còn khó khăn hơn so với huyết áp cao vì đòi hỏi bệnh nhân phải kiên nhẫn. Điều quan trọng đối với người bệnh là cần hiểu biết đúng và đầy đủ tình trạng bệnh của mình để tránh áp dụng những phương pháp điều trị sai lầm, gây hại cho sức khỏe.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc thường được bác sĩ khuyên là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, thể thao.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần lưu ý ăn mặn hơn bình thường một chút. Nhưng trước hết, bạn cần được bác sĩ xác định chính xác tình trạng huyết áp của mình và cho lời khuyên về lượng muối cần ăn trong ngày.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014