Dứa không tốt cho người huyết áp cao
Cập nhật: 13/4/2012 | 9:06:43 AM
Dứa có một số dược chất và nấm ký sinh có ảnh hưởng lớn tới những người có cơ địa dị ứng và tăng huyết áp...
Dứa có vị chua ngọt, hơi chát, tính bình, vào hai kinh phế và đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (chống nắng nóng), chỉ khát (giải khát) tiêu thực, lợi niệu... Thường dùng để trị các bệnh như viêm thận, viêm phế quản, viêm ruột, viêm dạ dày thể giảm dịch vị, chống nắng nóng...
Dưới nhãn quan của y học hiện đại trong dứa có nhiều các vitamin và khoáng chất như A, B1, B2, C, P, PP, E, canxi, sắt, photpho. Ngoài ra, dứa còn có hàm lượng protit, gluxit khá cao.
Đặc biệt hơn, các nhà khoa học phát hiện trong dứa có một loại men (enzym) mang tên Bromelin, ở vỏ nhiều hơn quả, có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và những chấn thương. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khoẻ con người, nhất là người có cơ địa dị ứng và tăng huyết áp...
Thứ nhất: Men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở... Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
Thứ hai: Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.
Thứ ba: Trong dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
(Nguồn: bee.com)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc (3/4/2012)
- Bị cao huyết áp, sỏi thận không nên dùng thuốc viên sủi (27/3/2012)
- 8 cách hạ huyết áp không dùng thuốc (11/3/2012)
- 6 loại đồ uống giúp giảm huyết áp (8/3/2012)
- Bài thuốc cho người huyết áp cao (22/2/2012)
- Đừng chủ quan với bệnh tụt huyết áp (12/2/2012)
- Hút thuốc - Nguy cơ tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch (9/2/2012)
- Khi trời rét, coi chừng huyết áp tăng cao (29/1/2012)
- Mức huyết áp dự báo bệnh tim (21/12/2011)
- Phương pháp điều trị cho trẻ bị cao huyết áp (27/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều