Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Cập nhật: 22/11/2024 | 1:26:07 PM
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
1. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân gây ra. Sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.
Rối loạn trí nhớ là một trong những triệu chứng đặc trưng của sa sút trí tuệ, do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở trong não. Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng do tổn thương thì chứng sa sút trí tuệ có thể gây ra triệu chứng khác nhau.
Chứng sa sút trí tuệ chia 3 nhóm nguyên nhân
- Chứng sa sút trí tuệ tiến triển:
Các loại chứng sa sút trí tuệ tiến triển và không hồi phục bao gồm: Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ; sa sút trí tuệ mạch máu - loại sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai này là do tổn thương các mạch cung cấp máu cho não của người bệnh; sa sút trí tuệ thể Lewy; sa sút trí tuệ trán thái dương.
Sa sút trí tuệ hỗn hợp: sự kết hợp của một số nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ não mạch và sa sút trí tuệ thể Lewy.
- Nhóm bệnh não tiến triển khác: Bệnh Huntington, chấn thương sọ não, bệnh Parkinson, bệnh Creuzfeldt-Jakob.
- Tình trạng giống sa sút trí tuệ nhưng có thể hồi phục được: Một số nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ hoặc các triệu chứng giống như mất trí nhớ có thể được đảo ngược bằng điều trị như:
- Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch: Do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào tế bào thần kinh có thể gây ra chứng mất trí nhớ.
- Vấn đề trao đổi chất và bất thường nội tiết: Những người có vấn đề về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp, quá ít hoặc quá nhiều natri hoặc canxi, hoặc các vấn đề hấp thụ vitamin B12.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Không nhận đủ thiamin (vitamin B1), thường gặp ở những người nghiện rượu mãn tính; và không nhận đủ vitamin B6 và B12.
- Tác dụng phụ của thuốc: Phản ứng với thuốc hoặc tương tác của một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.
- Ngộ độc: Chẳng hạn như chì và các chất độc khác, thuốc trừ sâu, thuốc hướng thần hoặc sử dụng rượu nặng có thể dẫn đến các triệu chứng sa sút trí tuệ.
- Tụ máu dưới màng cứng: Thường gặp ở người cao tuổi sau ngã.
- U não: Chứng mất trí có thể xảy ra do khối u não gây ra.
2. Dấu hiệu sa sút trí tuệ
Các triệu chứng sa sút trí tuệ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Giảm trí nhớ:Giảm khá năng học và lưu trữ thông tin mới, giảm nhớ sự kiện cá nhân, hay quên đồ vật.
- Giảm ngôn ngữ: Khó khăn trong giao tiếp, khó khăn khi tìm từ, giảm nói lưu loát, không nói được những câu phức tạp.
- Giảm khả năng thị giác và không gian: Giảm nhận biết hình ảnh, không nhận ra khuôn mặt người quen, lạc ở nhưng nơi quen thuộc hoặc không vẽ được hình theo không gian 3 chiều.
- Giảm chức năng điều hành: Giảm khả năng lên kế hoạch, dự đoán, giảm khả năng tiếp nhận và xử trí thông tin.
- Giảm hoạt động chức năng: Các hoạt động hàng này như quản lý chi tiêu tiền bạc, mua bán, sử dụng thuốc. Giai đoạn muộn có giảm hoạt động hàng ngày ăn uống, mặc quần áo đi vệ sinh.
- Các rối loạn hành vi: Thay đổi tính cách, phiền muộn, lo âu, hành vi không phù hợp, hoang tưởng, ảo giác, kích động.
3. Bệnh sa sút trí tuệ có lây không?
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức, vì vậy không phải là bệnh lây nhiễm.
4. Cách phòng sa sút trí tuệ
Các nghiên cứu cho thấy có thể giảm nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách:
- Chế độ dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn ít béo, giàu chất xơ, trái cây tươi (đỏ, xanh tía), rau xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và ngũ cốc thô. Hạn chế lượng muối ăn không quá 6 gram muối mỗi ngày (1 thìa café muối đầy). Tránh thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ, thịt nhiều mỡ… Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, hải sản… Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để duy trì tuần hoàn não.
- Không hút thuốc lá, tránh sử dụng nhiều rượu, bia
Giới hạn rượu dùng ở nam là 3 – 4 đơn vị rượu (một đơn vị rượu dùng ở nam bằng ½ lon bia, hoặc 1 ly rượu vang nhỏ), ở nữ là 2-3 đơn vị rượu.
- Tập luyện thường xuyên và kiểm soát các bệnh lý kèm theo
Luyện tập thể dục thường xuyên là điều vô cùng quan trọng giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Cần kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, giảm kích thước vòng bụng. Duy trì huyết áp, cholesterol, đường máu ở mức ổn định & các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: trầm cảm, ít tiếp xúc với cộng đồng và những người sống độc thân.
- Tinh thần khỏe mạnh
Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, yêu thương bản thân, tạo và duy trì các mối quan hệ xã hội… cũng giảm được nguy cơ sa sút trí tuệ.
Cần thường xuyên tập luyện trí não bằng các trò chơi ô chữ, Sudoku, ghép hình, chơi cờ... tính toán cộng trừ, đếm số ngược. Duy trì việc đọc ví dụ như: đọc sách báo, đọc biển quảng cáo… Hạn chế căng thẳng lo âu vì đây là yếu tố đẩy nhanh tiến trình suy thoái não gây sa sút trí tuệ.
5. Cách điều trị sa sút trí tuệ
Hầu hết các loại chứng mất trí nhớ không thể được chữa khỏi, nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng của người bệnh. Một số trường hợp giống sa sút trí tuệ như thiếu vitamin B1, B12, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể hồi phục sau điều trị.
- Điều trị bằng thuốc
Sử dụng một số thuốc làm giảm tiến triển của bệnh như: thuốc ức chế cholinesterase, thuốc bảo vệ tế bào thần kinh.
Bên cạnh việc dùng thuốc, một số triệu chứng sa sút trí tuệ và các vấn đề về hành vi có thể được điều trị ban đầu bằng cách sử dụng các phương pháp không sử dụng thuốc như: liệu pháp nghề nghiệp để xác định các vấn đề trong cuộc sống hàng này; ngôn ngữ trị liệu để giúp cải thiện vấn đề giao tiếp; massage, vật lí trị liệu để giúp đỡ khó khăn trong vận động, kích thích nhận thức; kỹ thuật thư giãn như nghe nhạc, khiêu vũ; tương tác với xã hội, tham gia các hoạt động giải trí...
- Lập kế hoạch
Lập kế hoạch giúp bệnh nhân thực hiện được càng nhiều kỹ năng càng tốt, thúc đẩy sự độc lập trong các nhiệm vụ chăm sóc cá nhân như mặc quần áo, vệ sinh, ăn uống, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
- Chăm sóc
Bệnh nhân sa sút trí tuệ hay quên, nhiều bệnh nhân ở giai đoạn nặng không làm được những sinh hoạt hằng ngày, một số bệnh nhân có rối loạn hành vi, kích động, hoang tưởng. Chính vì vậy trong thời gian nằm viện nhân viên y tế sẽ có kế hoạch giám sát việc thực hiện y lệnh thuốc của người bệnh, hỗ trợ người bệnh khi cần thiết và tư vấn sớm cho gia đình bệnh nhân có kế hoạch theo dõi, chăm sóc và hỗ trợ người bệnh.
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- 3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt (7/8/2024)
- Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi (3/5/2024)
- Phòng bệnh viêm phổi mùa lạnh ở người cao tuổi (24/1/2024)
- 24 bệnh thường gặp ở người cao tuổi nên biết sớm để phòng ngừa (12/1/2024)
- 6 cách đơn giản giúp làm chậm quá trình lão hoá (10/10/2022)
- Cách chăm sóc người già ngày nắng nóng như thế nào để tránh sốc nhiệt, đột quỵ? (23/5/2020)
- Mùa lạnh, nên phòng bệnh như thế nào? (31/12/2019)
- Trời lạnh và nguy cơ với người cao tuổi (31/12/2019)
- Lý giải hiện tượng khi tuổi cao dễ mắc bệnh cao huyết áp (13/7/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều