Chất béo trans - Kẻ thù của tim mạch!
Cập nhật: 29/6/2015 | 2:29:59 PM
Ngành công nghiệp thực phẩm ở Mỹ sẽ có 3 năm để loại bỏ các chất béo trans ra khỏi thực phẩm, đây là một bước đi lớn của FDA Mỹ nhằm loại bỏ việc sử dụng các loại dầu hydro hóa một phần mà từ lâu đã được thấy là có liên quan với bệnh tim và cơn đau tim chết người.
Quy định mới được FDA công bố hôm thứ Ba vừa qua, yêu cầu đến năm 2018 các công ty phải loại bỏ hoàn toàn chất béo trans ra khỏi thực phẩm (từ margarine đến bánh quy, pizza đông lạnh) bởi chúng không an toàn để đưa vào cơ thể.
Chất béo trans là gì?
Phần lớn chất béo trans được tạo thành trong quá trình hydro hóa dầu thực vật - một quá trình xử lý công nghiệp để chuyển dầu lỏng thành dạng mỡ rắn.
Nó chủ yếu được sử dụng để kéo dài thời giản bảo quản của thực phẩm và để đảm bảo cho những thực phẩm như bánh qui giữ được độ giòn.
Nhà hóa học người Pháp Paul Sabatier đã giành được giải Nobel hóa học năm 1912 sau khi phát minh ra phương pháp hydro hóa, trong khi nhà hóa học người Đức Wilhelm Normann được tôn vinh là người sáng chế ra chất béo trans.
Những thực phẩm nào chứa chất béo này?
Nó có mặt trong margarine, dầu ăn, bánh xốp, kem và bánh qui. Những thực phẩm rán kỹ cũng có hàm lượng chất béo trans cao.
Cũng có thể tìm thấy một lượng nhỏ chất béo trans tự nhiên trong thịt bò, thịt cứu và sản phẩm sữa. Chúng có tự nhiên trong sữa và mỡ của bò và cứu và không bị xem là có hại.
Dạng nhân tạo có hại như thế nào?
Các nhà nghiên cứu thấy rằng chất béo trans nhân tạo là một trong những loại chất béo có hại nhất cho tim, thậm chí còn hại hơn cả chất béo no, là loại làm tăng cholesterol xấu.
Chất béo trans làm giảm cholesterol tốt của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nó gây tắc các động mạch dẫn đến não và tim, gây đau tim và đột quị.
Các nghiên cứu khoa học được tiến hành ở Mỹ đầu những năm 1990 cho thấy nó làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, với lượng chất béo trans chiếm trung bình 4 - 7% lượng calo trong chế độ ăn của người Mỹ.
Chất béo chuỗi trans có được phép dùng trong thực phẩm không?
Singapore đã qui định giới hạn mới vào tháng 5/2012 đối với các nhà sản xuất thực phẩm, các cửa hàng ăn và siêu thị ở nước này, qui định tất cả các loại margarine, dầu ăn hoặc chất béo không được chứa quá 2g chất béo trans/100g.
Đây cũng là giới hạn khuyến nghị của WHO. Đan Mạch là nước đầu tiên qui định giới hạn trần 2g vào năm 2004, tiếp theo là các nước như Hàn Quốc, Brazil và Hà Lan.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban xúc tiến y tế Singapore, 3/10 số người dân nước này ăn vượt giới hạn khuyến nghị hàng ngày do thường xuyên ăn và ăn vặt bằng thực phẩm chiên rán. WHO khuyến nghị khẩu phần chất béo trans không nên vượt quá 1% tổng lượng calo.
Có thể làm gì để giảm lượng chất béo trans?
Khi nấu ăn tại nhà, nên giảm sử dụng dầu ăn trong nấu nướng và áp dụng những phương pháp nấu lành mạnh hơn như hấp hoặc luộc.
Chỉ sử dụng thật hãn hữu các loại margarine hay bơ.
Thực khách nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán và những loại bánh nhiều dầu mỡ như bánh nướng và bánh xốp.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- 6 loại thực phẩm cần thiết giúp bạn phòng chống bệnh tim mạch (19/5/2015)
- Thuốc tim mạch: Không được dùng bừa bãi (24/4/2015)
- Không khó để có một trái tim khoẻ mạnh (8/4/2015)
- Những triệu chứng thầm lặng báo hiệu cơn đau tim (7/4/2015)
- Nhận biết nhồi máu cơ tim (3/3/2015)
- Thực phẩm giàu chất xơ giúp người mắc bệnh tim sống lâu hơn (25/2/2015)
- 8 thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ rất có hại cho tim (10/2/2015)
- 6 dấu hiệu cảnh báo đau tim không ai được coi thường (9/2/2015)
- Thời tiết lạnh và bệnh tim mạch (23/1/2015)
- Thói quen tốt để tránh tai biến tim mạch (20/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều