Dấu hiệu đau tim ở nữ giới
Cập nhật: 25/3/2014 | 9:48:02 AM
Có một số triệu chứng báo hiệu cơn đau tim mà phụ nữ thường không để ý
Khó thở, tim đập nhanh. Hoàn toàn không dễ phân biệt cơn hoảng loạn bình thường và cơn đau tim vì chúng có những triệu chứng khá giống nhau. Đôi khi sự hoảng loạn xảy ra do cơ thể bị căng thẳng khiến bạn run rẩy, sợ hãi và cảm giác chết chóc bao trùm. Tình trạng hoảng loạn thường xảy đến bất ngờ và kéo dài chừng 5 phút. Trong khi triệu chứng đau tim ở phụ nữ có xu hướng bắt đầu từ từ và tồn tại dai dẳng.
Những triệu chứng thông thường có thể là khởi đầu của bệnh tim - Ảnh: Shutterstock |
Đau hàm. Hàm có thể đau nếu bạn bị đau tim, do dây thần kinh gắn liền với hàm lại nằm gần tim. Đau hàm thường là một vấn đề về nha khoa. Tuy nhiên, nếu bị đau liên tục và ngày càng nặng hơn khi bạn cố gắng dùng mọi cách để giảm đau thì rất có thể bạn đã mắc bệnh tim.
Chóng mặt, choáng váng. Cảm thấy chóng mặt không lý do rõ ràng, có thể do tim không được cung cấp đủ máu. Đặc biệt nếu tình trạng chóng mặt đi kèm cảm giác khó thở hoặc toát mồ hôi, nhiều khả năng bạn đang bị vấn đề về tim.
Khó chịu ở ngực hoặc lưng nóng ran. Cơn đau tim ở phụ nữ khiến người bệnh cảm giác nặng nề, khó thở, áp lực hoặc cảm thấy lồng ngực bị co bóp. Cơn đau không nghiêm trọng hoặc bất ngờ, nó xuất hiện và biến mất chỉ trong vài tuần nên thường bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng. Nếu cơn đau ngực và lưng không đến ngay sau bữa ăn, bạn không thường xuyên bị chứng khó tiêu mà lại hay có cảm giác buồn nôn thì nên đi gặp bác sĩ.
Cực kỳ mệt mỏi. Nếu bạn không thể đi bộ thoải mái hoặc cảm thấy phải dừng và nghỉ ngơi trong khi đang làm những công việc hằng ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy máu lưu thông không đủ nhanh đến tim của bạn.
Nôn hoặc buồn nôn. Nôn và buồn nôn thường có thể là dấu hiệu của bệnh tim nếu đi kèm với triệu chứng khó thở, toát mồ hôi hoặc đau ngực, đau lưng.
Cơn đau tim xảy ra như thế nào ?
Cơn đau tim bị kích hoạt bởi sự tích tụ những khối chất béo được gọi là mảng bám trong động mạch vành. Khi mảng bám dày và cứng lại, bạn sẽ bị xơ vữa động mạch, một loại bệnh tim phổ biến. Xơ vữa động mạch có thể làm cản trở sự lưu thông máu và ngăn cản việc vận chuyển ô xy đến cơ tim, dẫn đến đau tim.
Một số tác nhân rủi ro gây bệnh tim bao gồm di truyền, huyết áp cao hoặc cholesterol cao, béo phì, hút thuốc, stress nặng và có lối sống ít vận động. Tuy nhiên, bạn có thể bị đau tim mà không hề mắc những căn bệnh này. Những nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm máu vón cục và rách mạch máu ở tim (tình trạng bóc tách động mạch vành tự phát đặc biệt phổ biến ở độ tuổi 30-50).
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phát hiện ra cơ chế liên quan đến sự co cứng của cơ tim (21/3/2014)
- Dùng 3 lon nước ngọt mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần (20/3/2014)
- Nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim gấp 3 lần (20/3/2014)
- Dùng thuốc an toàn cho người suy tim mạn tính (14/3/2014)
- Kiểm tra huyết áp ở cả 2 cánh tay giúp phát hiện sớm bệnh tim (11/3/2014)
- 8 điều tốt và không tốt cho tim của bạn (11/3/2014)
- Ma-giê Hoạt chất tối cần thiết cho trái tim (10/3/2014)
- Đánh giá nguy cơ đột quỵ, đau tim của nội tiết tố testosterone (5/3/2014)
- Để “liếm” khớp không “đớp” tim (27/2/2014)
- 7 dấu hiệu nhồi máu cơ tim không nên bỏ qua (24/2/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều