Tác hại tim mạch do đái tháo đường
Cập nhật: 22/7/2013 | 8:23:49 PM
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có thể dẫn đến nhiều tác hại trên hệ tim mạch. Ở mạch máu lớn ĐTĐ gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, loét chân và có thể cắt cụt chân. Trên mạch máu nhỏ, ĐTĐ gây ra bệnh võng mạc, suy thận và bệnh thần kinh...
Không có cách nào hoàn hảo để
tránh biến chứng tim và mạch máu ở người ĐTĐ, nhưng người bệnh có thể làm rất
nhiều điều để giảm nguy cơ của mình.
Ngưng hút thuốc:
Ngưng thuốc lá không bao giờ
là quá trễ, người bệnh sẽ hưởng được ngay các lợi ích về sức khỏe do việc ngưng
thuốc lá mang lại. Nicotine trong khói thuốc có tác dụng làm co mạch máu, xơ
vữa động mạch và giảm tưới máu. Bỏ thuốc lá không những giúp ngừa bệnh tim mạch
mà còn ngừa được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… Ngoài ra còn giúp
việc kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn vì thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
Giảm cân:
Nếu bị thừa cân hoặc béo phì
thì người bệnh cần phải giảm cân. Béo phì có xu hướng làm tăng đường huyết,
tăng huyết áp và mỡ máu. Dù chỉ giảm 5 - 10kg cũng đủ cải thiện sức khỏe của
người bệnh. Để giảm cân, nên ăn thực phẩm lành mạnh có ít chất béo, nhiều chất
xơ và tăng cường hoạt động thể lực. Chúng sẽ giúp giữ lượng đường huyết và nồng
độ mỡ máu trong giới hạn an toàn.
Hoạt động thể lực:
Tập thể lực là phương pháp
giúp kiểm soát đường huyết rất hiệu quả mà lại không tốn tiền.
Lợi ích của hoạt động thể
lực ở người ĐTĐ:
- Cải thiện các yếu tố nguy
cơ tim mạch: đường huyết, mỡ trong máu, huyết áp.
Bệnh ĐTĐ được gọi là kiểm soát tốt khi đạt các mục tiêu sau: - Đường huyết đói: 80 - 120mg/dl. - Đường huyết 2 giờ sau ăn: < 180mg/dl. - HbA1c < 7 %. - Lượng mỡ trong máu: LDL <100 mg/dl (bệnh nhân có bệnh mạch vành
nên giảm LDL < 70mg/dl); triglyceride < 150mg/dl; HDL > 40mg/dl ở
nam và > 50mg/dl ở nữ. - Huyết áp < 140/90mmHg. - Ít bị hạ đường huyết, đạt cân nặng lý tưởng. |
- Giảm nguy cơ bệnh tim và
chết đột ngột.
- Tăng nhạy cảm với insulin.
- Kiểm soát cân nặng và giảm
mô mỡ.
- Giúp cho xương chắc khỏe,
khớp linh hoạt, cơ dẻo dai, giảm nguy cơ té ngã.
- Giúp người bệnh tự tin,
giảm căng thẳng.
Bên cạnh những lợi ích vừa
kể, việc tập thể lực ở người ĐTĐ cũng gặp nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Vì
vậy, người bệnh cần tuân theo một số nguyên tắc để phòng ngừa các nguy cơ này,
bao gồm:
- Tim mạch: đau ngực do gắng
sức, huyết áp quá cao hay quá thấp.
- Chuyển hóa: tăng hoặc hạ
đường huyết quá mức, tãng thể xêtôn.
- Mạch máu nhỏ: làm nặng hơn
tổn thương đáy mắt, xuất huyết võng mạc, làm tăng tiểu đạm.
- Xương khớp: loét chân, tổn
thương gân, xương và khớp.
Nên tập tối thiểu là 30
phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim
mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang
đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng
và bệnh đi kèm của từng người bệnh (lưu ý không luyện tập khi 14 mmol/L < đường
huyết đói < 3.9 mmol/L). Cần tham khảo thêm ý kiến của các thầy thuốc chuyên
khoa về hình thức luyện tập và cách theo dõi đường huyết trước và sau tập.
Kiểm soát đường huyết:
Đường trong máu cao làm tăng
nguy cơ cho tất cả các loại biến chứng của bệnh ĐTĐ, vì vậy điều quan trọng là
phải duy trì ổn định lượng đường huyết.
Nên theo dõi đường huyết
thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể lực và thuốc
nếu đường huyết cao bất thường (> 180 mg/dl hai giờ sau khi ăn, hoặc > 130
mg/dl trước khi ăn), hoặc thấp bất thường (<70 mg/dl, hoặc < 90 mg/dl nếu
xuất hiện các triệu chứng của hạ đường huyết).
Thực hiện chế độ ăn hợp lý,
cân đối các thành phần: glucid 50 - 60%, protid 15 - 20%, lipid 20 - 30% tổng
số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI)
thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa), kiêng đồ ngọt. ĐTĐ týp 2 ăn ba bữa
chính (sáng, trưa, tối), bệnh nhân đang tiêm insulin có thể chia ra ăn thành 4
- 5 bữa nhằm đề phòng hạ đường huyết.
HbA1C hay hemoglobin A1C là
một xét nghiệm cho biết lượng đường trung bình trong máu của bạn đã được kiểm
soát như thế nào trong vòng ba tháng gần đây. Nên làm xét nghiệm này mỗi 3 - 6
tháng, nếu đường huyết được kiểm soát tốt thì HbA1C của bạn phải < 7%.
Duy trì ổn định lượng mỡ
trong máu:
Lượng mỡ tăng cao trong máu
sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Khi bị ĐTĐ sẽ dễ bị rối loạn mỡ trong máu,
vì vậy nên làm xét nghiệm kiểm tra mỗi ba tháng. Có nhiều bằng chứng cho thấy
giảm mức độ LDL (mỡ xấu) ở những người ĐTĐ sẽ làm giảm rất nhiều nguy cơ nhồi
máu cơ tim và đột quỵ. Mục tiêu duy trì lượng mỡ trong máu của người bệnh nên
thấp hơn so với người không bị ĐTĐ.
- Lượng HDL (mỡ tốt) phải lớn
hơn 40mg/dl đối với nam và trên 50mg/dl đối với phụ nữ.
- Mức độ cholesterol LDL nên
duy trì < 100mg/dl, nếu đã bị biến chứng tim mạch thì nên duy trì LDL <
70mg/dl.
- Triglyceride cũng là loại
mỡ xấu, cần duy trì dưới 150 mg/dl.
Để đạt được những mục tiêu
này, người bệnh nên ăn chế độ ít chất béo, nhiều chất xơ, ăn ít năng
lượng hơn, hoạt động thể lực nhiều hơn bởi vì hoạt động thể lực làm giảm lượng
mỡ xấu và làm tăng lượng mỡ tốt. Nếu vẫn chưa kiểm soát được lượng mỡ máu bằng
chế độ ăn và tập thể lực thì nên dùng thêm thuốc giảm mỡ máu.
Kiểm soát tốt huyết áp:
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ
đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận và tổn thương đáy mắt. Nên duy trì huyết áp
< 140/90mmHg. Thực hiện kế hoạch bữa ăn ít muối, nhiều chất xơ, hạn chế bia
rượu, bỏ thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực, dùng thuốc hạ huyết áp đều đặn
theo toa bác sĩ. Các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II
đã được chứng minh là rất tốt cho việc kiểm soát tăng huyết áp ở người ĐTĐ.
Hãy hỏi bác sĩ về việc dùng
aspirin mỗi ngày. Aspirin đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc phòng
ngừa các biến cố mạch máu nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột
quỵ. Chúng ta biết rằng người bệnh ĐTĐ có nguy cơ cao hơn nhiều cho các loại
biến cố này, vì vậy những người bị bệnh ĐTĐ nên xem xét việc dùng
aspirin.
Lời khuyên của thầy thuốc Những việc cần kiểm tra
khi tập thể lực ở người ĐTĐ: - Tư vấn với bác sĩ để
có bài tập phù hợp. - Kiểm tra đường huyết
trước và sau khi tập. - Làm nóng trước khi tập
và làm mát sau đó. - Mang giày và vớ phù
hợp. - Uống nhiều nước
(trước, trong và sau khi tập). - Kiểm tra bàn chân xem
có bóng nước hoặc lở loét (trước, trong và sau khi tập). - Chuẩn bị sẵn một ít
bánh kẹo để dùng ngay khi có dấu hiệu hạ đường huyết. |
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- V/v Mời báo giá máy áo sơ mi cho cán bộ nhân viên (7/11/2024)
- Về việc báo giá cung cấp dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) tại Việt Nam (7/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm hóa chất xét nghiệm máy huyết học DXH 600 lần 2 cho khoa Xét nghiệm Vi sinh huyết học (6/11/2024)
- 6 bí quyết ”vàng” bảo vệ tim dành cho chị em tuổi 30 (21/7/2013)
- Stress Nguy cơ gây ra bệnh tim (20/7/2013)
- Béo bụng, tăng nguy cơ ung thư và tim mạch (14/7/2013)
- Tác hại tim mạch do đái tháo đường (12/7/2013)
- Dùng thuốc chẹn beta trong điều trị tim mạch Người bệnh cần lưu ý gì? (9/7/2013)
- Đau thắt ngực và thiếu máu cơ tim (8/7/2013)
- 8 con đường dẫn tới bệnh tim mạch mà bạn cần biết (6/7/2013)
- Cai thuốc lá giảm nguy cơ bệnh tim (6/7/2013)
- Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngang hút thuốc lá (4/7/2013)
- Viêm cơ tim và nguy cơ đột tử (3/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều