Uống trà đặc có thể gây rối loạn nhịp tim
Cập nhật: 22/8/2013 | 8:31:46 PM
Trà đặc có khả năng gây ra nhịp tim nhanh, suy tim và gây rối loạn nhịp tim. Đó là kết luận của các chuyên gia từ ĐH Hanover. Lưu ý là trà xanh có tác động mạnh hơn trà đen, vì trong thành phần của nó các chất hoạt tính sinh học mạnh hơn, tác động đến thành mạch máu.
Hơn nữa, chất alkaloid caffein không chỉ có trong cà phê mà còn có cả trong trà nhưng tác động theo cách khác nhau. Trong cà phê, chất này ở dạng tự do và có tác động kích thích mạnh đối với hệ thần kinh và hệ tim-mạch ngay tức thì, hiệu quả kéo dài trong 2 giờ. Còn trong trà thì chất caffein liên kết với các chất tanin, bởi vậy tác động của nó nhẹ hơn và lâu hơn, hiệu quả diễn ra từ từ và kéo dài trong 6 giờ. Thế nhưng nếu uống trà quá đặc thì chất caffein cũng nhanh chóng có tác động kích thích đối với hệ thần kinh và tim-mạch.
Nên chú ý thêm là nước trà loãng làm giảm huyết áp, còn trà đặc (đặc biệt là pha với đường) thì ngược lại, sẽ làm tăng huyết áp.
Trà đen có chứa một loại protein đặc biệt- đó là chất quecetin, nó ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Một mặt thì điều này là có ích, song mặt khác-nó có thể gây hại đối với những ai đang dùng các loại thuốc chống đông máu (trong số những thuốc chống đông máu có cả aspirin). Những người bị chứng loét dạ dày cũng không nên uống trà đen đặc vì nó có thể làm trầm trọng thêm chứng viêm niêm mạc và thậm chí gây chảy máu dạ dày.
Uống trà pha mức đặc vừa phải sẽ có tác dụng giải nhiệt một chút, những nếu pha trà quá đặc (kể cả trà xanh và trà đen) thì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh không nên cố pha trà đặc cho bệnh nhân uống.
* Một số lưu ý: Không nên uống trà khi đói bụng vì sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa và gây viêm dạ dày. Không uống ngay sau bữa ăn sẽ gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thụ sắt và protein của cơ thể. Cũng không nên uống trà pha đã lâu sẽ làm phân hủy các chất vitamin B và C trong cơ thể.
(Nguồn: bacsi.com)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- V/v Mời báo giá máy áo sơ mi cho cán bộ nhân viên (7/11/2024)
- Về việc báo giá cung cấp dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) tại Việt Nam (7/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm hóa chất xét nghiệm máy huyết học DXH 600 lần 2 cho khoa Xét nghiệm Vi sinh huyết học (6/11/2024)
- Những nguyên nhân khó ngờ có thể gây đau tim (22/8/2013)
- Thấp tim (20/8/2013)
- 7 dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim tấn công (16/8/2013)
- Căng thẳng trong thai kỳ dễ khiến trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh (14/8/2013)
- Ai dễ bị nhồi máu cơ tim? (13/8/2013)
- 7 bước đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tim mạch (6/8/2013)
- Những bức ảnh kỳ thú về hệ tim mạch (4/8/2013)
- Để không xơ vữa động mạch: Hãy lắng nghe cơ thể bạn... (29/7/2013)
- Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ trụy tim (25/7/2013)
- Tác hại tim mạch do đái tháo đường (22/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều