Viêm họng có thể gây nguy cơ thấp tim
Cập nhật: 19/9/2013 | 8:33:08 PM
Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, gây tổn thương theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu tại khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da. Bệnh để lại di chứng ở tim, gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và van tim, phần nhiều do viêm họng mang lại.
Theo TS. BS chuyên khoa tim mạch Viên Văn Đoan – Trưởng Khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai, liên cầu khuẩn nhóm A khu trú ở đường hô hấp trên hoặc trên da, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm virus gây viêm đường hô hấp trên chúng mới phát triển. Triệu chứng ban đầu là sốt, viêm họng, viêm amydal, sưng hạch bạch huyết dưới hàm, nuốt đau. Nếu không chữa chạy kịp thời, chỉ trong vòng từ 3 – 4 tuần, chủng liên cầu khuẩn này phát triển mạnh gây bệnh thấp tim. Những biểu hiện của bệnh thấp tim là sốt, đau khớp, viêm cơ tim, múa giật, tổn thương ở da, có thể kéo dài tới 2 – 3 tuần. Bệnh kết hợp với khớp sưng, nóng, đỏ, đau, đi lại khó khăn. Người bệnh thường đau các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, do di chuyển từ khớp này sang khớp khác mà không để lại di chứng.
Ảnh minh họa – Internet
Bệnh thấp tim chiếm 2 – 3% trong nhiễm liên cầu nhóm A. Nếu không được điều trị triệt để sẽ có khoảng 50% số BN sẽ bị tái phát. Bệnh cảnh thường gặp ở trẻ 5 -15 tuổi. Vì vậy, đôi khi bệnh có thể thành dịch nhẹ ở các trường học. Bệnh gây tổn thương van hai lá tim ở nữ nhiều hơn nam, tổn thương van động mạch chủ ở nam lại cao hơn ở nữ. Những di chứng tại van do thấp tim có thể gây tử vong cho trẻ em 5 – 15 tuổi hoặc làm mất sức lao động của trẻ khi trưởng thành. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được các bệnh về van tim mà chỉ có một cách duy nhất là thay bằng van sinh học (trước đây, có thể duy trì hoạt động được 10 năm) và van cơ học (hiện nay, với thời gian hoạt động có thể dài hơn 10 năm).
Để phòng tránh thấp tim cấp 1, TS Viên Văn Đoan khuyên khi bị viêm họng, cần điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh penicilin theo liều dùng 1 triệu đơn vị/ngày đối với trẻ nặng dưới 30kg, 2 triệu đơn vị/ngày đối với trẻ nặng trên 30kg theo đường uống trong 10 ngày. Có thể dùng các loại thuốc khác cùng gốc như Amoxinlin, ampicilin… Đối với những BN bị thấp tim, cần tuân thủ triệt để theo chương trình “phòng thấp cấp 2” được BS áp dụng.
(Nguồn: bacsi.com)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- V/v Mời báo giá máy áo sơ mi cho cán bộ nhân viên (7/11/2024)
- Về việc báo giá cung cấp dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) tại Việt Nam (7/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm hóa chất xét nghiệm máy huyết học DXH 600 lần 2 cho khoa Xét nghiệm Vi sinh huyết học (6/11/2024)
- Điểm mặt các loại ”thần dược” cực tốt cho tim của bạn (14/9/2013)
- 6 dấu hiệu cảnh báo đau tim ở phụ nữ (13/9/2013)
- Những nhầm tưởng về nhồi máu cơ tim và đau tức ngực (12/9/2013)
- Hội chứng “trái tim ngày nghỉ” (11/9/2013)
- Thức khuya làm tăng nguy cơ bệnh tim (11/9/2013)
- Những điều nên làm để giúp tim luôn khỏe mạnh theo thời gian (5/9/2013)
- Bệnh nhân tim mạch đang trẻ hóa (5/9/2013)
- Âm nhạc giúp trái tim khỏe mạnh (3/9/2013)
- Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim (2/9/2013)
- Người có ít răng dễ chết vì bệnh tim mạch (25/8/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều