15 thực phẩm thông dụng dễ nhiễm bẩn nhất
Cập nhật: 24/2/2014 | 9:31:13 AM
Bạn có thể luôn mua hàng ở những cửa hàng sạch sẽ, nhưng điều đó không có nghĩa là thực phẩm bạn mua cũng sẽ “sạch”. Hãy xem danh sách những thực phẩm dễ nhiễm bẩn nhất hiện nay trên các quầy hàng.
Thực phẩm thái sẵn
Thực phẩm thái sẵn được xem là loại thực phẩm gây nguy cơ cao đối với sức khỏe. Chúng có thể gây nhiễm khuẩn Listeria, dẫn đến tiêu chảy, sốt, các triệu chứng đường ruột và đau cơ. Nếu bạn mua thịt từ cửa hàng, hãy đảm bảo là họ dùng dao sạch để thái.
Táo
Táo thường được phụ rất nhiều thuốc trừ sâu trước khi tới tay người tiêu dùng. Thuốc trừ sâu không chỉ được thấy trên táo tươi mà nó còn có thể có trong nước sốt táo và nước ép táo. Hãy mua loại táo được trồng hữu cơ và luôn rửa táo thật kỹ trước khi ăn.
Thịt bò
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xét nghiệm 563 mẫu thịt bò sống và phát hiện 53% có Clostridum perfringens, vi khuẩn gây đau bụng và tiêu chảy. Mua loại thịt bò đã được chiếu tia để tiệt trùng là lựa chọn tốt nhất.
Thịt gà
42% trong tổng số 484 mẫu thịt gà tươi sống được Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ kiểm tra phát hiện bị nhiễm Campylobacter jejuni. Vi khuẩn này gây những triệu chứng như đau bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sốt và đau cơ. 12% số mẫu thịt gà tươi sống nhiễm salmonella.
Hàu sống
9% số hàu sống bị nhiễm Salmonella. Một tỷ lệ đáng kể hàu sống cũng có chứa E.coli. Lựa chọn tốt nhất đối với hàu là ăn những con đã được nấu chín.
Trứng
Nếu bạn ăn trứng ốp la, bạn sẽ tăng cơ hội gặp phải vi khuẩn Salmonella (1/10.000). Tốt nhất là chọn mua trứng đã qua thanh trùng.
Cần tây
Cần tây là một trong những loại rau “bẩn” nhất, vì thế hãy nghĩ kỹ trước khi gọi món rau này. Cần tây có thể bị phun tới 60 loại thuốc bảo vệ thực vật trước khi ra đến cửa hàng. Hãy mua loại được trồng hữu cơ nếu có thể.
Rau diếp
Một thực tế đáng quan tâm: rau diếp chiếm 11% số vụ ngộ độc thực phẩm tại Mỹ. Phần lớn mọi người không biết rằng cần rửa rau diếp thật kỹ trước khi ăn.
Ớt chuông
Ớt chuông hay ớt ngọt là một thực phẩm khác có thể bị phun tới 50 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. Hãy mua loại được trồng hữu cơ nếu có thể.
Dưa lưới
3,5% số dưa lưới được xét nghiệm tại Mỹ bị nhiễm Salmonella. Khi mua dưa lưới, cần kiểm tra kỹ để không có những vết thâm hoặc bẹp.
Dâu tây
Loại quả đỏ mọng ngon lành này hay bị phun thuốc diệt nấm. Ngoài ra, có tới 60 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau có thể tìm thấy trên dâu tây trước khi tới tay người mua. Hãy mua loại đông lạnh hoặc được trồng hữu cơ nếu có thể.
Đào
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, đào có thể mang tới 9 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau trước khi ra tới cửa hàng. Đào đóng hộp cũng chứa những chất này nhưng ít hơn nhiều.
Dưa chuột
Dưa chuột có thể bị phủ tới 35 loại thuốc trừ sâu vẫn tồn lưu trên lớp vỏ khi nó được dùng làm món sa lát. Gọt vỏ trước khi ăn sẽ giúp giảm khả năng bạn ăn phải những hóa chất này.
Khoai tây
Khoai tây có thể mang tới 35 loại hóa chất bảo vệ thực vật khác nhau khi đến tay người dùng. Nếu có thể, hãy mua loại khoai được trồng hữu cơ.
(Nguồn: giadinh.net)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Nuốt mật cá trắm dễ gây viêm thận cấp, tử vong (20/2/2014)
- Xử trí đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm (6/2/2014)
- Những thực phẩm gây ung thư (5/2/2014)
- Mẹo hay giúp uống rượu... lâu say, chóng tỉnh (28/1/2014)
- Chọn bát đĩa gốm sứ dịp Tết: Coi chừng ung thư (27/1/2014)
- Cảnh giác với bánh chưng luộc bằng pin, hạt dẻ cười ”ngậm” thuốc tẩy (25/1/2014)
- Kinh hãi thực phẩm bẩn ngày giáp Tết (23/1/2014)
- Giáp Tết, cảnh giác trẻ ngộ độc vì hóa chất (21/1/2014)
- Cẩn thận khi mua trái cây khô (18/1/2014)
- Đổ bệnh vì ăn tiệc cuối năm (15/1/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều