Mẹo hay giúp uống rượu... lâu say, chóng tỉnh
Cập nhật: 28/1/2014 | 9:02:17 PM
Dù không giúp bạn thoát khỏi tình trạng say xỉn, nhưng những cách dưới đây có thể khiến bạn "bền bỉ" hơn trong mỗi cuộc nhậu.
Không uống rượu, bia khi đói. Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm người uống dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.
Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.
Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như: sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm... Rau xanh cũng chứa nhiều chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
Lòng trắng trứng gà giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Ăn một chút trái cây, chất keo trong hoa quả là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày đỡ bị cồn "tàn phá", hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu. Đặc biệt là chanh, nếu không ăn được chanh, bạn có thể pha nước chanh uống trước khi nhậu, để làm giảm nguy cơ "gục ngã" trên bàn tiệc.
Uống một muỗng canh dầu ăn trước khi nhậu. Dầu ăn sẽ tạo cho dạ dày bạn một vỏ bọc để chống ngấm rượu nhanh hơn vì thế làm chậm cơn say của bạn giúp bạn an toàn khi về nhà, nhưng nhớ là không nên làm dụng vì cơ thể bạn có thể chứa quá nhiều rượu mà bạn không biết.
Đặc biệt nên ăn một ít sữa chua vì trong sữa chua có chứa rất nhiều chất keo thực vật nên giữ lại trong dạ dày khá lâu.
Việc uống chậm, uống từ từ cũng giúp bạn lâu say hơn. Nếu uống nhanh, 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào khiến cơ thể không kịp thích ứng dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
Bên cạnh đó, không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn. Và không nên uống rượu chung với nước ngọt, vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.
Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia bởi trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn. Nên uống nước ngay sau khi uống rượu, nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.
Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia vì sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Chọn bát đĩa gốm sứ dịp Tết: Coi chừng ung thư (27/1/2014)
- Cảnh giác với bánh chưng luộc bằng pin, hạt dẻ cười ”ngậm” thuốc tẩy (25/1/2014)
- Kinh hãi thực phẩm bẩn ngày giáp Tết (23/1/2014)
- Giáp Tết, cảnh giác trẻ ngộ độc vì hóa chất (21/1/2014)
- Cẩn thận khi mua trái cây khô (18/1/2014)
- Đổ bệnh vì ăn tiệc cuối năm (15/1/2014)
- Trẻ dễ ngộ độc thực phẩm ngày Tết, vì sao? (14/1/2014)
- Một số gợi ý phân biệt thực phẩm bẩn - sạch ngày Tết (10/1/2014)
- Chất trong thịt nướng dễ gây ung thư gấp trăm lần! (9/1/2014)
- Thực phẩm nhiễm acid oxalic độc hại thế nào? (6/1/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều