5 hiểu lầm và sự thật về sử dụng lò vi sóng trong nấu nướng
Cập nhật: 6/2/2015 | 7:54:53 AM
Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều ngộ nhận và cách hiểu sai về việc nấu nướng bằng lò vi sóng.
Bạn hãy tham khảo những khám phá dưới đây nhé để hiểu hơn về việc lò vi sóng có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhé.
Hiểu lầm: Nấu nướng bằng lò vi sóng làm mất các chất dinh dưỡng
Thực ra thì không. Theo Tiến sĩ David Katz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa tại Đại học Yale thì: "Chẳng có tác hại cụ thể được chứng minh liên quan đến việc sử dụng lò vi sóng làm mất hàm lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Trên thực tế, bất kỳ thể hình thức nấu nướng nào cũng có thể thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm về mặt hóa học. Vitamin C, chất béo omega-3, và một số chất chống oxy hóa bio-flavanoid đều nhạy cảm với nhiệt nói chung”.
Các chất dinh dưỡng từ rau củ cũng có thể tan vào nước dùng. Do đó, nếu bạn sử dụng ít nước khi quay trong lò vi sóng, điều đó thậm chí còn còn tốt hơn cho thực phẩm.
Ảnh minh họa
Sự thật: Cẩn thận khi cho vật dụng bằng nhựa vào lò vi sóng
Sử dụng lò vi sóng với các món đồ nhựa chắc chắn là một hành động không nên, bởi nó có thể phá hủy vật dụng và làm cho hoá chất như BPA, phthalates có thể ngấm vào thức ăn của bạn. Nhiều công ty ngày nay đã sản xuất và cho ra thị trường các sản phẩm nhựa không chứa BPA và “an toàn trong lò vi sóng”.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu năm 2011 tại Environmental Health Perspectives, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 455 sản phẩm nhựa, từ chai sữa trẻ em đến hộp đựng đồ ăn, và tìm thấy hóa chất estrogen có trong gần như tất cả các sản phẩm. Đây là một hợp chất có liên quan tới bệnh béo phì và một số dạng ung thư khác nữa. Ngay cả những sản phẩm được đóng mác “không BPA” cũng không tránh khỏi.
Tuy vậy, lời khuyên cho bạn là hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa trong lò vi sóng, nên chuyển thực phẩm sang đồ dùng thủy tinh hay gốm sứ trước khi đưa vào lò vi sóng, Tiến sĩ Katz nói.
Hiểu lầm: Hâm nóng mỳ pasta có thể khiến món ăn lành mạnh hơn
Một thử nghiệm mới đây trên kênh BBC điều tra về chương trình y tế Tin tôi đi, tôi là bác sĩ đã gây tiếng vang sau khi cho thấy, món mỳ pasta - đã được nấu chín, để nguội, sau đó hâm nóng lại trong lò vi sóng - làm giảm sự gia tăng glucose trong máu sau bữa ăn của những người tham gia tới 50%. Theo các nhà nghiên cứu, lý do là vì mỳ ống đã được làm lạnh và hâm lại sẽ hoạt động như một kháng tinh bột, ngăn không cho ruột phân hủy carbs và hấp thụ đường vào cơ thể.
Tuy nhiên, bạn đừng quá vui mừng. Đó là một nghiên cứu ít giá trị - chỉ bao gồm có 9 tình nguyện viên, vì vậy Tiến sĩ Katz khuyên bạn nên thay bằng mỳ pasta thành ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe (do hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cao, khi tiêu thụ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt một cách nhanh chóng như đối với mỳ pasta tinh chế).
"Điều chắc chắn là, mỳ ống nguyên cám có hiệu ứng glycemic thấp hơn mỳ tinh chế, dù có được hâm lại bằng lò vi sóng hay không", ông kết luận.
Ảnh minh họa
Hiểu lầm: Lò vi sóng làm chín thực phẩm từ trong ra ngoài
Khi nói đến nấu nướng bằng lò vi sóng, các tia sóng chỉ thâm nhập vào thực phẩm với độ sâu từ 2,5- 3,7cm, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA. Vì vậy, nhiệt sẽ không thể đến được trung tâm của những thực phẩm dày, Tiến sĩ Katz cho biết. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với thịt gia cầm hoặc thịt đỏ, bởi bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm do thịt chưa nấu chín.
Do đó, bạn chỉ nên sử dụng lò vi sóng như là một thiết bị bổ sung trong nhà bếp, trợ giúp trong việc làm nóng lại đồ ăn đã nấu hay rã đông thực phẩmtrước khi chế biến.
Sự thật: Lò vi sóng là an toàn để sử dụng
Lý do nó được gọi là "lò vi sóng" đó là bởi vì nó phát ra các tia bức xạ điện từ để làm nóng thực phẩm của bạn. Do vậy, nhiều người tin rằng lò vi sóng không gây ra các bức xạ gây ung thư như các thiết bị khác.
Trên thực tế, tất cả những gì diễn ra khi dùng lò vi sóng làm nóng thức ăn là “gây ra sự chuyển động của các phân tử trong thực phẩm và các chuyển động này sẽ gây ra nhiệt”, Tiến sĩ Katz giải thích. Và bạn không thể bị mắc bệnh ung thư chỉ bằng cách đứng bên cạnh một chiếc lò vi sóng, bởi vì các tia sóng ngắn chỉ chủ yếu hoạt động bên trong lòng lò, và bất kỳ tia nào bị rò rỉ ra ngoài cũng bị giới hạn đến một mức độ thấp hơn nhiều so với ngưỡng thực sự có thể làm tổn thương bạn, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Mẹo sử dụng thực phẩm đông lạnh an toàn mẹ nên biết (5/2/2015)
- Cách nào hạn chế ngộ độc bia, rượu dịp Tết? (5/2/2015)
- 8 thực phẩm không nên ăn trước khi đi ngủ (27/1/2015)
- Điểm mặt các loại hải sản chứa độc tố (26/1/2015)
- Vi khuẩn có trong táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ nguy hiểm như thế nào? (26/1/2015)
- Ăn trái cây như thế nào cho an toàn? (26/1/2015)
- 5 cách dùng thực phẩm thông minh để phòng và chữa bệnh ngay tại nhà (26/1/2015)
- Ăn tiệc buffet như thế nào để không có nguy cơ nhiễm bệnh? (22/1/2015)
- Những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cực kì có hại nếu ăn nhiều (20/1/2015)
- Dị ứng thức ăn - Chủ quan là nguy (9/1/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều