Cách dùng thực phẩm đông lạnh sao cho an toàn
Cập nhật: 7/5/2015 | 7:45:44 AM
Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào.
Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào.
Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ – 18oC trở xuống.
Kiểm tra nhiệt độ thực phẩm
Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ – 18oC trở xuống. Người mua có thể nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản.
Đồng hồ không đảm bảo nhiệt độ đó có nghĩa là thời gian bảo quản ngắn đi và không đảm bảo an toàn.
Nhìn cách đóng gói bao bì
Sau khi kiểm tra hết những thông tin này, người tiêu dùng có thể kiểm tra thực phẩm bên trong bằng cách nhìn qua bao bì.
Thực phẩm đông lạnh bao giờ cũng đóng khuôn rất ngay ngắn, không lộn xộn. Những thực phẩm đông lạnh không được đóng khuôn công nghiệp, mà sử dụng cách đóng thủ công, sẽ không có gói nào giống gói nào. Thực phẩm tan đông rồi lại được đông lại, cũng chẳng có gói nào giống gói nào.
Đây là hai phương cách đóng gói không chuẩn về kỹ thuật và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Không dùng thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau
Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá,… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau.
Bình thường tôm rời từng con một. Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh
Khi đã đưa thực phẩm đông lạnh về nhà: Xả đông ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 – 10oC, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, chúng ta có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
Mua ở đâu
Người đi mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải biết rõ mình mua ở đâu (siêu thị, cửa hàng thực phẩm có đăng ký và được phép kinh doanh…).
Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu về nguyên tắc phải được kiểm tra và có giấy chứng nhận. Người tiêu dùng cần kiểm tra thực phẩm có nhãn mác, xuất xứ từ đâu, có nhãn phụ bằng tiếng Việt không?
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Điều cần cân nhắc khi ăn rau mồng tơi, rau muống, rau ngót và rau dền (29/4/2015)
- 8 lời khuyên để không bị ngộ độc thực phẩm trong ngày hè (28/4/2015)
- Rước bệnh bất ngờ vì thói quen ăn đồ ngọt (27/4/2015)
- Top các loại thực phẩm bẩn nhất trong mùa hè (24/4/2015)
- Điểm mặt thực phẩm không nên ăn cùng thịt lợn (23/4/2015)
- Tác hại khôn lường ít ai biết của trai, hến (22/4/2015)
- Cách loại bỏ ký sinh trùng trên rau quả (21/4/2015)
- 8 sai lầm khi bảo quản và chế biến thực phẩm mà bạn thường mắc phải (20/4/2015)
- Ăn hải sản: Dễ mất mạng nếu chế biến sai cách (16/4/2015)
- 7 loại thực phẩm có độc, gây chết người bạn vẫn gặp hàng ngày (16/4/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều