Cảnh giác với những loại hải sản chứa độc tố
Cập nhật: 18/11/2014 | 7:58:43 PM
Là tỉnh có đường biển dài, nên thực phẩm biển của Quảng Ninh rất phong phú. Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc từ những loại hải sản chứa nhiều độc tố không phải ít nếu người tiêu dùng không biết cách phòng tránh.
Trong các loại hải sản chứa độc tố, từ lâu cá nóc đã được “chỉ mặt” là “thủ phạm” hàng đầu gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm dẫn đến chết người. Thực tế, những năm qua, trên địa bàn tỉnh cũng đã xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá nóc. Mặc dù ngay cả khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, cảnh báo về nhiều vụ ngộ độc thực phẩm chết người do sử dụng các loại thực phẩm biển có chứa độc tố, thì nhiều người tiêu dùng vẫn rất chủ quan. Gần đây nhất, trong tháng 5 vừa qua, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận 5 trường hợp nhập viện điều trị do ngộ độc so biển, với các triệu chứng: Suy hô hấp nội khí quản, rơi vào tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, mất phản xạ ánh sáng, mất phản xạ gân xương, tụt huyết áp... May mắn do được điều trị kịp thời nên không có trường hợp nào tử vong.
Cá nóc (phần khoanh tròn) được bày bán tại chợ Hạ Long II. (Ảnh chụp chiều 3-11-2014). |
Đầu tháng 11 vừa qua, trong một lần đi chợ Hạ Long II, tôi ghé vào một sạp hàng bán đồ hải sản tươi sống ở cuối chợ, bên cạnh việc bày bán hàng trên những kệ tạm bợ ghép bằng các miếng gỗ, tấm xốp sát mặt đất, không đảm bảo vệ sinh, thì đặc biệt, lẫn trong đó có cả cá nóc. Tôi thắc mắc hỏi người bán hàng: Cá này độc lắm, đã có quy định cấm rồi mà sao chị vẫn bày bán? Người bán hàng thản nhiên: Độc gì chứ. Cá này biết cách làm, bỏ gan, bỏ ruột, lột da ăn còn ngon, bổ hơn nhiều loại cá khác, lại rẻ. Mà cá này không phải lúc nào cũng có bán, muốn ăn cũng không tìm đâu ra. Ai hay ăn, biết cách làm, mua về ăn vẫn bình thường…
Theo thông tin của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thì các loại hải sản là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên trong một số loại hải sản có những chất gây ngộ độc cho người ăn, biểu hiện nhẹ là dị ứng trên cơ thể như phát ban, mẩn ngứa… Có những loại có thành phần độc tố cực độc như cá nóc và so biển, với thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, nếu ăn phải từ 1-2mg độc tố này có thể gây chết người. Độc tố của cá nóc và so biển có độ bền vững cao, với điều kiện đun nấu thông thường của người dân thì không thể phân huỷ được độc tố này. Hiện chưa có thuốc điều trị ngộ độc do cá nóc, so biển, do vậy tỷ lệ tử vong khi ăn phải hai loại hải sản này là khá cao, đến 60% nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong khi, cả người bán và sử dụng đều còn chủ quan, kém hiểu biểu, ý thức, trách nhiệm với sức khoẻ cộng đồng chưa cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Ông Vũ Quang Thiện, Phó Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh: Để phòng ngừa có hiệu quả ngộ độc từ các loại hải sản như cá nóc, so biển…, bảo vệ tốt sức khoẻ nhân dân, thời gian qua, Chi cục luôn tuyên truyền, khuyến cáo người dân nên loại bỏ các loại hải sản nguy hại này ngay khi kéo lưới, đánh bắt, không ăn cá nóc, so biển tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc, so biển. Bên cạnh đó, Chi cục tăng cường kiểm tra, khuyến cáo các cơ sở chế biến, kinh doanh thuỷ, hải sản không nên sử dụng các loại hải sản có sẵn độc tố (cá nóc, cua độc, so biển...) để chế biến thực phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ. Với mỗi người dân, tuyệt đối không ăn các loại hải sản lạ, những loại hải sản có sẵn độc tố đã được các cơ quan chức năng cảnh báo. Khi ăn hải sản mà có các biểu hiện buồn nôn, tê đầu lưỡi... thì phải khẩn trương đến cơ sở y tế để được sơ cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Các địa phương cũng cần chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng về các loại thực phẩm không an toàn nói chung, các loại hải sản độc hại nói riêng; đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đe doạ đến sức khoẻ cộng đồng, góp phần ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- 8 loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ chết người (11/11/2014)
- Phòng tránh nguy cơ khi ăn hải sản (10/11/2014)
- Hiểm họa từ các món ăn tái dân nhậu ưa thích (5/11/2014)
- 10 loại thực phẩm bị cấm trên thế giới mà người Mỹ vẫn ăn (24/10/2014)
- Top thực phẩm ăn sống sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng (19/10/2014)
- Những thực phẩm cấm sử dụng khi dùng thuốc tây (16/10/2014)
- Nguy cơ dễ mắc các bệnh ung thư từ thực phẩm (11/10/2014)
- 3 thực phẩm ’cấm ăn’ trong bữa trưa (8/10/2014)
- 6 lưu ý bảo quản trứng trong tủ lạnh bà nội trợ phải ”thuộc lòng” (5/10/2014)
- Những bộ đôi thực phẩm nên được ăn cùng nhau (26/9/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều