Cất giữ thực phẩm an toàn
Cập nhật: 29/7/2012 | 7:14:59 PM
Hôm trước, tôi đang sơ chế thực phẩm để cất vào tủ lạnh, con gái tôi nói tràng giang đại hải về việc bảo quản và sử dụng thực phẩm đúng cách để tránh giảm chất lượng. Tôi rất mong nhận được lời khuyên của bác sĩ về vấn đề này (bạn đọc Ng.T.B, Hà Nam).
Để nói về vấn đề này thì nhiều kỳ báo mới giải đáp rõ ràng được. Hôm nay, tôi xin trao đổi với bác 3 ghi nhớ cụ thể.
1. Không rửa nấm trước khi chế biến còn nguy hiểm hơn cả việc không rửa rau sống đóng túi trước khi ăn.
Các loại rau sống đóng túi đều được rửa trong các chậu có chứa nước clo để phòng bệnh và vi khuẩn. Vì thế, trước khi ăn, phải rửa kỹ chứ không phải thấy rau sạch sẽ mà qua loa. So với rau sống, nấm còn cần được rửa sạch hơn trước khi nấu, bởi hai lý do.
Thứ nhất, chúng thường sinh trưởng và phát triển trong đất, có sử dụng phân bón hóa học và có thể mang vi khuẩn như Ecoli.
Thứ hai, việc xử lý và vận chuyển nấm có thể gây hư hỏng khiến nấm dễ nhiễm khuẩn. Nhiều người thường không rửa nấm. Đây thực sự là một thói quen gây hại.
2. Có những thực phẩm đông lạnh sẽ tốt hơn ăn tươi.
Vì thực phẩm cho dù tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng cũng phải qua các khâu bảo quản và vận chuyển. Thực phẩm đông lạnh thường được làm đông lạnh ngay khi thu hoạch.
Vì vậy, chất lượng cũng như thành phần dinh dưỡng không thay đổi. Đặc biệt, với một số loại thực phẩm như đậu Hà Lan, khi đông lạnh lại có hương vị thơm ngon hơn.
Đậu Hà Lan tươi giàu tinh bột nhưng không có mùi thơm, đến khi được làm đông lạnh, chúng trở nên ngọt, thơm và không bở. Khi sử dụng đậu Hà Lan đông lạnh để chế biến thức ăn, hàm lượng vitamin A tạo ra cao hơn rất nhiều so với đậu tươi nấu chín.
3. Rửa rau quả trước khi cho vào tủ lạnh không phải luôn luôn tốt.
Một số bà nội trợ có thói quen rửa sạch các loại rau quả trước khi cho vào tủ lạnh. Dù nhiệt độ trong tủ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, nhưng một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong môi trường tủ lạnh và đặc biệt phát triển nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt của rau hay trái cây vừa rửa.
Mặt khác, rau dễ bị ủng hơn vì dập và ướt. Vì thế, hãy bọc rau vào nilon kín, đến khi chế biến thức ăn hãy rửa.
(Nguồn: tienphong.vn)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Những thực phẩm không “chung sống” với thuốc (28/7/2012)
- Cách ăn rau sống an toàn (27/7/2012)
- Cải thiện cảm xúc bằng thực phẩm (27/7/2012)
- Những thực phẩm không nên kết hợp (26/7/2012)
- Lại phát hiện độc tố gây ung thư trong sữa trẻ em (25/7/2012)
- Hiểm họa từ bột nở ’bèo’ (25/7/2012)
- Nguy hại tiềm ẩn đằng sau ly cafe ’dỏm’ (24/7/2012)
- Cảnh giác với chất tạo hương trong nước giải khát (23/7/2012)
- Thực phẩm giúp bạn khỏe hơn (23/7/2012)
- Cảnh báo về sữa nhiễm khuẩn gây tiêu chảy (21/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều