Thực phẩm giúp bạn khỏe hơn
Cập nhật: 23/7/2012 | 9:28:56 AM
Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi khi tỉnh giấc hay luôn thấy bồn chồn, khó chịu... có thể bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng.
Ăn để tăng cường năng lượng
Nếu luôn cảm thấy mệt mỏi như làm công việc nặng nhọc, có thể bạn đang thiếu sắt. Ăn nhiều thịt đỏ, cá, thịt gia cầm là những thực phẩm chứa nhiều sắt. Lưu ý gan là thực phẩm chứa nhiều sắt nhưng phải thận trọng với phụ nữ đang mang thai. Nếu không ăn được thịt, bạn có thể tăng cường ăn đậu nành, đậu lăng, cải bó xôi, ngũ cốc. Sắt không dễ hấp thụ vào cơ thể, vì vậy cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt.
Ăn để bình tĩnh
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường tinh chế, ngũ cốc có đường... sẽ khiến bạn luôn có cảm giác bất an, bồn chồn hay hốt hoảng. Để giảm lượng đường trong máu, nên ăn thịt nạc, chất béo và carbohydrate chưa tinh chế, trái cây, rau, và cây họ đậu.
Ăn để minh mẫn
Bạn thường xuyên quên chìa khóa xe ở đâu đó? Chắc chắn bạn bị thiếu axit béo omega-3 và vitamin B12 - hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho não. Omega-3 là axit béo giúp phát huy tốt chức năng các dây thần kinh. Thiếu vitamin B12 sẽ khiến bạn dễ bị mệt mỏi và hay quên. Thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ. Để có được nhiều B12 hơn, tăng cường ăn ngũ cốc, gan động vật, sữa chua, pho mát, trứng và thịt.
Ăn để chống đầy hơi
Rau và cây họ đậu thích hợp để trị triệu chứng này. Tuy nhiên, một số thực phẩm như đậu, bông cải xanh, cải bắp, và súp lơ có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi (bởi những thực phẩm này có chứa một số loại đường phức tạp gây khó tiêu). Đồ uống có ga cũng có thể làm tăng cảm giác đầy hơi.
Ăn để hạn chế chuột rút
Hiện tượng chuột rút thường xuyên xảy ra có thể bạn thiếu khoáng chất như kali, magiê... Bên cạnh chuối là nguồn thực phẩm giàu kali, bạn nên ăn khoai tây nướng, mận khô, nước cam. Thực phẩm giàu magiê như hạnh nhân, các loại hạt, rau xanh như cải bó xôi, các loại ngũ cốc chưa tinh chế. Canxi trong sữa ít béo, đậu phụ cũng giúp giảm tình trạng chuột rút. Mất nước có thể gây ra hiện tượng này do đó đừng quên uống đủ nước cần thiết.
Nếu luôn cảm thấy mệt mỏi như làm công việc nặng nhọc, có thể bạn đang thiếu sắt. Ăn nhiều thịt đỏ, cá, thịt gia cầm là những thực phẩm chứa nhiều sắt. Lưu ý gan là thực phẩm chứa nhiều sắt nhưng phải thận trọng với phụ nữ đang mang thai. Nếu không ăn được thịt, bạn có thể tăng cường ăn đậu nành, đậu lăng, cải bó xôi, ngũ cốc. Sắt không dễ hấp thụ vào cơ thể, vì vậy cần bổ sung thêm vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt.
Ăn để bình tĩnh
Ăn quá nhiều thực phẩm có đường tinh chế, ngũ cốc có đường... sẽ khiến bạn luôn có cảm giác bất an, bồn chồn hay hốt hoảng. Để giảm lượng đường trong máu, nên ăn thịt nạc, chất béo và carbohydrate chưa tinh chế, trái cây, rau, và cây họ đậu.
Ăn để minh mẫn
Bạn thường xuyên quên chìa khóa xe ở đâu đó? Chắc chắn bạn bị thiếu axit béo omega-3 và vitamin B12 - hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho não. Omega-3 là axit béo giúp phát huy tốt chức năng các dây thần kinh. Thiếu vitamin B12 sẽ khiến bạn dễ bị mệt mỏi và hay quên. Thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ. Để có được nhiều B12 hơn, tăng cường ăn ngũ cốc, gan động vật, sữa chua, pho mát, trứng và thịt.
Ăn để chống đầy hơi
Rau và cây họ đậu thích hợp để trị triệu chứng này. Tuy nhiên, một số thực phẩm như đậu, bông cải xanh, cải bắp, và súp lơ có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi (bởi những thực phẩm này có chứa một số loại đường phức tạp gây khó tiêu). Đồ uống có ga cũng có thể làm tăng cảm giác đầy hơi.
Ăn để hạn chế chuột rút
Hiện tượng chuột rút thường xuyên xảy ra có thể bạn thiếu khoáng chất như kali, magiê... Bên cạnh chuối là nguồn thực phẩm giàu kali, bạn nên ăn khoai tây nướng, mận khô, nước cam. Thực phẩm giàu magiê như hạnh nhân, các loại hạt, rau xanh như cải bó xôi, các loại ngũ cốc chưa tinh chế. Canxi trong sữa ít béo, đậu phụ cũng giúp giảm tình trạng chuột rút. Mất nước có thể gây ra hiện tượng này do đó đừng quên uống đủ nước cần thiết.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Cảnh báo về sữa nhiễm khuẩn gây tiêu chảy (21/7/2012)
- Ăn cá nhiều dầu có lợi cho người bị ung thư tuyến tiền liệt (20/7/2012)
- Mách bạn các cách loại thịt bẩn (19/7/2012)
- Cách chọn dưa hấu ngon (19/7/2012)
- Nhận diện thịt ôi tẩm hóa chất (18/7/2012)
- Những thực phẩm là “sát thủ” của não bộ (17/7/2012)
- Các dạng ngộ độc thực phẩm và cách nhận biết (16/7/2012)
- Sử dụng an toàn các loại bao gói thực phẩm (16/7/2012)
- “Chiêu trò” phù phép trái cây (16/7/2012)
- Rau sạch không phải là rau an toàn! (14/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều