Những thực phẩm là “sát thủ” của não bộ
Cập nhật: 17/7/2012 | 7:49:54 AM
Các loại thực phẩm như cá, cà rốt, hành tây có tác dụng "kiện não ích trí", nhưng một số loại thực phẩm lại trở thành “sát thủ” cho não bộ của bạn.
Thậm chí những thực phẩm này còn khiến bạn đần độn, ngu ngốc. Dưới đây là các thực phẩm nếu ăn thường xuyên sẽ khiến não bộ của bạn xuất hiện phản ứng trì độn, trí lực giảm sút.
Thực phẩm quá mặn
Nhu cầu sinh lý về muối của con người là rất thấp, dưới 7g cho một người trưởng thành, 4g trở xuống cho trẻ em là đủ. Thường xuyên ăn quá mặn sẽ làm tổn hại đến động mạch, ảnh hưởng tới sự cung cấp máu cho tổ chức não làm tế bào não thiếu máu, thiếu ôxy trong thời gian dài dẫn tới trí lực bị giảm sút, đại não bị thái hóa sớm.
Thực phẩm chứa chì
Những thực phẩm có chứa chì như: bỏng ngô , bỏng gạo, trứng muối… không nên ăn nhiều vì nó không tốt cho sức khỏe. Nó có thể làm giảm tác dụng của sắt, canxi và kẽm trên hệ thống thần kinh của não.
Thực phẩm chứa nhôm
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mỗi ngày cơ thể hấp thu một lượng nhôm không quá 60mg. Phèn chua trong quẩy có chứa nhôm vô cơ nên nếu ăn 50-100g quẩy/ngày thì sẽ v ượt quá hàm lư ợng nhôm cho phép, làm cho não trì hoãn hoạt động, chậm chạp hơn và giảm hẳn sự nhanh nhạy.
Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo, ôxy hóa cao
Thực phẩm chiên dầu hay thực phẩm phơi dưới ánh nắng gay gắt như cá mực, vịt quay, chim quay… chứa hàm lượng chất béo ô xy hóa cao. Chúng sẽ tích tụ trong cơ thể khến hệ thống men chuyển hóa trong cơ thể bị tổn thương làm cho đại não bị suy thoái sớm.
Thực phẩm có hàm lượng đường, bột ngọt cao
Nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm tổn hại tới tổ chức tế bào não. Nếu dùng một lượng nhỏ bột ngọt thì không có hại nhưng phụ nữ có thai và ấu nhi tốt nhất không nên ăn. Bột ngọt có thể làm tế bào não ấu nhi bị chết, làm thiếu hụt kẽm của thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Các dạng ngộ độc thực phẩm và cách nhận biết (16/7/2012)
- Sử dụng an toàn các loại bao gói thực phẩm (16/7/2012)
- “Chiêu trò” phù phép trái cây (16/7/2012)
- Rau sạch không phải là rau an toàn! (14/7/2012)
- 6 bệnh do ăn nhiều gia vị gây ra (13/7/2012)
- Ăn hải sản sống, coi chừng nhiễm giun sán (13/7/2012)
- Cách tránh những hiểm họa từ thực phẩm không an toàn (13/7/2012)
- Cách chọn lựa rau quả an toàn (12/7/2012)
- Những thực phẩm không nên ăn khi còn tươi (12/7/2012)
- 3 loại thực phẩm gây trầm cảm (10/7/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều