Nhận diện gà chứa kháng sinh
Cập nhật: 25/7/2013 | 2:27:57 PM
Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường.
Người tiêu dùng nên mua gà có dấu kiểm dịch để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng. |
Cục An
toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà
nhập lậu lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh chloramphenicol.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, kháng sinh chloramphenicol có
thể gây ung thư cho người nên từ lâu đã bị cấm trong nuôi trồng thủy
sản.
Liên tiếp phát hiện gà chứa kháng sinh
Theo Cục Thú y, chloramphenicol là loại kháng sinh có độc tính cao, đã bị Bộ
NN&PTNT Việt Nam cấm trong chăn nuôi và thú y vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe con người. Chloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm
bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây
kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn. Ngoài kháng sinh chloramphenicol,
trước đó Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã kiểm tra các mẫu gà thải loại trên thị
trường và phát hiện sulfadiazin cũng là một chất kháng sinh bị cấm sử dụng
trong chăn nuôi vì khi đi vào cơ thể với một lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng tới hệ
thống gan, dẫn đến suy gan.
Theo tìm hiểu của PV, hiện ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội, số lượng gà làm sẵn
bán rất lớn và rất khó để phân biệt đâu là gà ta, gà nhập lậu. Chị Nguyễn Thị
Hường chuyên bán gà sẵn tại chợ Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Chọn được
gà ta thì phải mua gà sống, còn mua gà đã làm sẵn thì phần lớn là gà đã đẻ nhiều
lứa buôn từ chợ gia cầm Hà Vỹ - Thường Tín về. Gà ta "xịn" được làm sạch
có giá 110.000 đồng/kg, còn giá loại gà làm sẵn mua cả con hoặc mua nguyên đùi,
hay cánh cũng chỉ có 50.000-60.000 đồng/kg. Hỏi về dấu kiểm dịch, chị bảo mỗi
ngày bán hàng chục con gà nhưng chẳng ai hỏi dấu kiểm dịch. Họ chẳng quan tâm
gà nhập hay gà nội, miễn về ăn ngon là được.
Để an toàn cho sức khoẻ, bạn nên mua gà lông rồi
thuê mổ hoặc về thịt. Nếu ở nông thôn, trước khi giết mổ nên nhốt gà vài hôm
cho ăn gạo, thóc của gia đình vì nếu gà có tồn dư thuốc kháng sinh sẽ được
đào thải bớt ra ngoài.
|
Thậm chí ngay cả một số chủ sạp gà cũng không biết đâu là gà công nghiệp nuôi
thịt hay gà đẻ đã thải loại ra ngoài thị trường. Chị Yến, bán gà lẻ ở chợ Bưởi
cho biết, gà làm sẵn thì gà ta cũng như gà thải loại. Người buôn chỉ nhận
nguyên mình gà cho dễ bán, nên khó nhận biết.
Một số người mua thích chọn gà nhỏ, thân gà gầy nhưng các nhà chăn nuôi cho rằng,
với giá 50.000 - 55.000đ/kg gà đã mổ sẵn thì cách chọn như vậy là chưa đúng. Loại
gà giá rẻ, nhỏ con thì nguy cơ rất lớn là gà thải loại, tồn dư thuốc kháng sinh
nhiều. Gà đã đẻ trứng thường già, không béo, nếu gà tồn dư nhiều kháng sinh thì
không thể nhiều mỡ vàng như gà công nghiệp.
Khó nhận biết gà chứa kháng sinh
TS Trịnh Đình Thâu – Trưởng khoa Thú y (Đại học Nông nghiệp I) cho biết, kháng
sinh vẫn được phép trộn vào thức ăn chăn nuôi nhưng có giới hạn về tỷ lệ và thời
gian ngưng sử dụng trước khi xuất chuồng. Trong chăn nuôi, họ thường dùng kháng
sinh chống dịch bệnh cho gia cầm như siêu vi trùng (virus) gây nên cúm gia cầm,
dịch coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả, tụ huyết trùng... Tuy nhiên, không loại
trừ họ dùng những kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành. Việc lạm dụng kháng
sinh quá nhiều, trong khi thời gian nuôi gà lâu sẽ gây ra hiện tượng tồn dư
trong cơ thể gia cầm. Người tiêu dùng khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cho biết, ở nước ta
một số loại kháng sinh vẫn được phép trộn vào TĂCN và có quy định cụ thể là 3 -
7 ngày trước khi xuất chuồng phải ngưng sử dụng thức ăn đó. Nếu tiêm kháng sinh
theo quy định thời gian ít nhất có thể thịt là 28 ngày kể từ ngày tiêm.
Để nhận biết gà chứa kháng sinh, TS Trịnh Đình Thâu cho biết: Mặc dù khó
có thể phát hiện được thịt tồn dưa kháng sinh bằng mắt thường, nhất là khi gà
đã được giết mổ. Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được bằng một số
các dấu hiệu: Gà có nhiều khối u xanh tím, phần mỏ bị cắt cụt không sắc nhọn
như gà thường, dạ con và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị
thải loại). Khi chế biến, nếu thấy thịt có mùi lạ hoặc mùi kháng sinh thì không
nên ăn.
(Nguồn: giadinh.net)
- Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tại thành phố Cẩm Phả năm 2024 (29/11/2024)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Dị ứng thức ăn, có cần dùng thuốc? (24/7/2013)
- Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng dầu chiên đi chiên lại (22/7/2013)
- 6 chất gây ung thư tiềm ẩn xung quanh chúng ta (21/7/2013)
- 6 thực phẩm “đối đầu” với ô nhiễm (19/7/2013)
- Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ xấu, gây hại cho trẻ (18/7/2013)
- Thực phẩm nên ăn cùng nhau (18/7/2013)
- Trong giò chả có bao nhiêu hoá chất? (17/7/2013)
- Nhận biết thực phẩm không an toàn (15/7/2013)
- 5 quan niệm sai lầm khiến bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm (14/7/2013)
- 9 thực phẩm ngon miệng chết người (11/7/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều