Những dụng cụ nhà bếp hay dùng nhưng cực kỳ nguy hiểm
Cập nhật: 23/9/2016 | 3:34:06 PM
Để đảm bảo cho cơ thể hấp thụ đồ ăn sạch, không bị nhiễm độc, ngoài việc lựa chọn thực phẩm tươi sống, hữu cơ thì một việc vô cùng quan trọng khác là chọn đúng loại đồ dùng nhà bếp.
Để đảm bảo cho cơ thể hấp thụ đồ ăn sạch, không bị nhiễm độc, ngoài việc lựa chọn thực phẩm tươi sống, hữu cơ thì một việc vô cùng quan trọng khác là chọn đúng loại đồ dùng nhà bếp.
Trang thông tin Natural News mới đây đã liệt kê 7 loại dụng cụ nấu bếp mà các bà nội trợ nên tránh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Dụng cụ bằng nhôm
Do có giá thành hợp lý, nồi chảo nhôm là lựa chọn khá phổ biến trong các nhà bếp. Tuy nhiên, người sử dụng đôi khi phải trả phí rất đắt bởi việc tiếp xúc với nhôm lâu ngày có thể dẫn tới bệnh Alzheimer, tự kỷ và một vài căn bệnh khác.
Đặc biệt, những dụng cụ bằng nhôm không được tráng lớp chống oxy hóa bên ngoài dễ dàng giải phóng kim loại vào một số thực phẩm nhất định – bao gồm cả thực phẩm giàu axit (ví dụ như nước sốt cà chua) và thực phẩm giàu kiềm (muối nở).
Mặc dù đồ nấu bếp bằng nhôm thường được xem là tương đối an toàn và khó thẩm thấu kim loại, người tiêu dùng vẫn nên tránh sử dụng đồ nhôm không được tráng men.
Các dụng cụ thường dùng trong nhà bếp cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. |
Dụng cụ bằng đồng
Nổi tiếng vì tính thẩm mỹ và độ dẫn nhiệt cao nên dụng cụ nấu bếp bằng đồng được các đầu bếp ưa chuộng. Nhưng cũng giống như nhôm, những thành phần có nồng độ axit cao có thể dẫn đến việc thẩm thấu kim loại đồng vào thực phẩm được nấu trong đó.
Mặc dù đồng là khoáng chất cần thiết nhưng dư đồng trong cơ thể sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm độc gan, thần kinh hoặc tăng huyết áp…
Dụng cụ nấu bằng nhựa
Thìa hay bàn xẻng nấu ăn bằng nhựa có thể chảy rất nhanh khi tiếp xúc với nồi hoặc chảo nóng và từ đó dễ dàng giải phóng chất độc vào trong thức ăn. Giải pháp tốt nhất khi nấu ăn trên bếp nóng là dùng các loại thìa gỗ hoặc bàn xẻng nấu ăn bằng thép không gỉ.
Thớt nhựa
Thớt nhựa thường được xem như dụng cụ an toàn hơn thớt gỗ. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều, mặt thớt sẽ trở nên thô nhám và để lại rãnh. Trong trường hợp như vậy, người nội trợ nên bỏ thớt cũ và mua ngay một chiếc mới bởi vi khuẩn phát triển từ rãnh thớt vô cùng nguy hiểm.
Một số người lại ưa dùng thớt gỗ hơn. Một chiếc thớt gỗ tốt ít để lại các vết cắt và rãnh. Nếu được làu chùi và bảo quản khô ráo, thớt gỗ là dụng cụ không chỉ an toàn mà còn mang tính thẩm mỹ cao.
Hộp đựng thức ăn bằng nhựa
Nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa chứa bisphenol A (BPA), chất hóa học có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh, tổn thương não và nhiều nguy cơ về sức khỏe khác. Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp của bạn được đánh nhãn “Không có BPA”.
Dụng cụ bằng thép không gỉ bị trầy xước
Mặc dù dụng cụ bếp bằng thép không gỉ thường được xem là ưu việt so với nhiều loại chất liệu khác, nhưng một khi những dụng cụ này bị trầy xước, chúng có thể làm thẩm thấu một số kim loại nguy hiểm như sắt, niken và crôm vào trong thức ăn.
Các bậc phụ huynh được khuyến cáo nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng những dụng cụ này nếu con bạn bị dị ứng với sắt hoặc niken.
Dụng cụ có lớp chống dính Telfon
Telfon, lớp chống dính, thường được dùng trong sản xuất chảo rán, vỉ nướng và nhiều dụng cụ làm bếp khác. Sở hữu ưu điểm dễ lau chùi nhưng Teflon lại chứa lượng lớn chất hóa học độc hại, trong đó bao gồm một số tác nhân gây ung thư.
Lớp khói từ dụng cụ bếp Teflon còn “khét tiếng” với khả năng gây tử vong ngay lập tức cho chim nuôi trong nhà. Đó chính là lý do tại sao hiện nay sản phẩm Telfon không được khuyến khích sử dụng.
Thay vào đó người nội trợ có thể dùng nồi chảo gang, vừa đảm bảo khả năng chống dính lại không tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Nội dung được tham khảo từ nguồn tin Natural News, hệ thống trang tin tức chuyên về các phương pháp chữa bệnh tự nhiên, ủng hộ các loại thuốc thay thế có nguồn gốc thiên nhiên, các nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Mơ hồ “ngưỡng cho phép” chất gây hại (12/9/2016)
- 11 quy tắc thay thế thực phẩm bạn cần từ bỏ ngay hôm nay (9/9/2016)
- Bánh Trung thu và nguy cơ với sức khỏe (31/8/2016)
- 3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn (30/8/2016)
- An toàn thực phẩm mùa bão lũ (23/8/2016)
- Mẹo phân biệt hoa quả chín cây hay chín thuốc (22/8/2016)
- Không muốn đột tử... chớ dại mà kết hợp các thực phẩm sau (8/8/2016)
- Các loại hải sản có thể gây ngộ độc (8/8/2016)
- Những thực phẩm đừng bao giờ để trong tủ lạnh (5/8/2016)
- Những món ăn ”trào lưu” tiềm ẩn nguy hại sức khỏe cần chú ý (29/7/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều