Tránh ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 10/6/2012 | 12:21:37 PM
Thời tiết nóng ẩm mùa hè được xem là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Không chỉ khiến thực phẩm mau hư, vi khuẩn còn mang lại bệnh tật cho con người.
Sau đây là một số giải pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong những ngày nắng nóng.
Rửa tay thường xuyên. Đôi tay bẩn là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến thực phẩm. Do đó, trước khi chế biến thức ăn, bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, chăm sóc vật nuôi hay thay tã cho em bé. Lưu ý, khi đi ăn ngoài, bạn nên mang theo khăn ướt, khăn chống khuẩn hoặc khăn giấy để lau sạch đôi tay và dụng cụ ăn uống.
|
Ngăn vi khuẩn “nhiễm chéo” vào thực phẩm. Vi khuẩn dễ dàng lây truyền từ thực phẩm này sang thực phẩm khác trong quá trình chuẩn bị và bày biện thức ăn. Cần chắc chắn rằng những dụng cụ như đĩa, dao, kéo, thớt... được rửa sạch sau khi chế biến thịt sống. Nếu phải mang thực phẩm sống đi ra ngoài, bạn nên gói kỹ lưỡng và cách ly chúng với các loại thức ăn chín.
Nấu ăn ở nhiệt độ thích hợp. Thực phẩm được xem là an toàn khi được nấu ở nhiệt độ và thời gian đủ cao để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Cách tốt nhất là bạn nên dùng nhiệt kế thực phẩm để đo nhiệt độ khi nấu. Theo đó, thịt bò phải được nấu ở nhiệt độ tối thiểu 63oC; thịt bò xay, thịt heo, thịt cừu, thịt dê nên nấu ở nhiệt độ 71oC. Đối với thịt gia cầm, nhiệt độ tốt nhất để nấu chín là 74oC. Nên nhớ việc sơ chế thực phẩm (hay nấu chín một phần) có thể giúp tiết kiệm thời gian khi chế biến món ăn sau này. Tuy nhiên, vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn mà có thể sống sót, thậm chí sinh sôi mạnh hơn sau khi thực phẩm được nấu chín.
Bảo quản thực phẩm trong thùng đá. Sau khi mua về, bạn nên cho ngay các loại thịt dễ hỏng như thịt nguội, thịt gia cầm và các món rau trộn làm sẵn vào tủ lạnh (và nhớ là để tách bạch với thực phẩm chín). Nếu phải mang những thực phẩm này ra ngoài, chẳng hạn như khi đi dã ngoại, bạn nên để chúng ở giữa thùng nước đá hoặc đặt ở nơi mát mẻ chứ không nên để trong cốp xe vốn rất nóng.
Tránh để thực phẩm bên ngoài quá lâu. Nếu bạn mua thực phẩm nấu sẵn ở các cửa hàng và dự định sẽ ăn trong vòng 2 tiếng đồng hồ, tốt nhất bạn nên bảo quản chúng giống như thức ăn còn thừa. Lưu ý là nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32oC, thực phẩm để bên ngoài trong khoảng 1 giờ sẽ không còn an toàn cho sức khỏe.
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Đúng sai về thực phẩm bạn ăn hàng ngày (6/6/2012)
- Thực phẩm 'vàng' cho người mỡ máu cao (31/5/2012)
- 4 nguyên tắc vàng trong nấu ăn giúp phòng ung thư (29/5/2012)
- Năm thực phẩm giúp giảm viêm (28/5/2012)
- Nhận biết thực phẩm chứa phụ gia (22/5/2012)
- Kim tự tháp thực phẩm chống ung thư (21/5/2012)
- Coi chừng 4 loại thực phẩm gây đau đầu (21/5/2012)
- Những thực phẩm phòng ngừa bệnh dị ứng (18/5/2012)
- Những loại thực phẩm không nên ăn ngay sau khi ăn trứng (17/5/2012)
- 8 cấm kỵ khi ăn hải sản vào mùa hè (16/5/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều