5 bước F0, F1 tự theo dõi tại nhà
Cập nhật: 19/7/2021 | 10:06:29 AM
Người mắc Covid-19 hoặc nghi nhiễm đang cách ly tại nhà cần theo dõi các triệu chứng diễn biến bệnh, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, đo nồng độ oxy trong máu theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết trường hợp Covid-19 nhẹ đều có thể tự theo dõi chăm sóc tại nhà, dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, có các triệu chứng nghi ngờ hoặc nhiễm, thì dưới đây là 5 bước giúp bạn tự theo dõi tại nhà và nhận biết khi nào cần đến bệnh viện.
Theo dõi với các triệu chứng Covid-19
Khi F1 tự theo dõi Covid-19 tại nhà, cần chú ý các triệu chứng của bệnh. Trong đó, triệu chứng thường gặp là sốt, ho, đau họng, đỏ mắt, đau đầu, mất khướu giác, vị giác. Nếu một người mắc phải các triệu chứng này, cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được tư vấn và làm xét nghiệm.
Đối với bệnh nhân Covid-19 (F0), các triệu chứng nặng của bệnh là khó thở, không thể ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, tức ngực hay bị hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ. Nếu bạn hay bất cứ người nào bạn quen biết mắc các triệu chứng Covid-19 kể trên, lập tức liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Tự chăm sóc bản thân
Người bệnh cần nghỉ ngơi trong căn phòng riêng thoáng khí (nếu có thể), hay ít nhất giữ được khoảng cách 1 mét với người khác. Bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất. Uống nhiều nước để tránh mất nước. Đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc với người khác trong phòng
Uống paracetamol khi bị sốt, đau cơ hay đau đầu, nên liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng thuốc đúng. Sốt tiếp tục kéo dài sau khi uống thuốc, hãy dùng khăn lạnh ẩm chườm lên trán để hạ sốt.
Bảo vệ những người sống cùng
Giữ khoảng cách với mọi người. Tự cách ly trong một căn phòng riêng và thoáng khí nếu có thể, hoặc giữ khoảng cách hơn một mét.
Tất cả thành viên trong gia đình cần đeo khẩu trang. Sử dụng dụng cụ riêng trong ăn uống. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông với nước hoặc dùng nước sát khuẩn tay.
Cần bỏ rác thải trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng. Yêu cầu người chăm sóc đeo khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Mở cửa sổ trong phòng để cải thiện thông gió
Đo nồng độ oxy trong máu
Nếu được yêu cầu theo dõi nồng độ oxy trong máu, cần đảm bảo bạn biết sử dụng thiết bị đúng cách. Trường hợp không rõ, cần hỏi nhà cung cấp hoặc nhân viên y tế.
Cần đo nồng độ oxy trong máu 3 lần mỗi ngày hoặc theo sự tư vấn của nhân viên y tế.
Màn hình một thiết bị cầm tay hiển thị nồng độ oxy trong máu 98%. Ảnh: Torob
Xử trí trước các chỉ số nồng độ oxy trong máu
Dù nồng độ oxy ở mức nào, song khi cảm thấy khó thở, không thể tự ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, có cảm giác đau ngực hay lờ đờ, hoa mắt chóng mặt, cần liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được hỗ trợ ngay.
Khi nồng độ oxy trong máu (SpO2) cao từ 94% trở lên: Người bệnh cần tiếp tục kiểm tra lại nồng độ oxy trong máu để xem có giống như kết quả lần trước hay không.
Khi nồng độ oxy trong máu cao hơn 90% nhưng thấp hơn 94%: Liên hệ nhân viên viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhập viện. Có thể bạn sẽ được kê toa uống steroid, song phải tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý uống. Sử dụng bình oxy khi cần thiết, theo hướng dẫn. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.
Khi nồng độ oxy trong máu thấp hơn 90%, đây là biểu hiện của bệnh Covid-19 trở nặng: Liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ hoặc nhanh chóng vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân sẽ được thở oxy và uống thuốc steroid theo chỉ định của nhân viên chăm sóc y tế. Xoay trở mình trên giường có thể nằm nghiêng, sấp, hoặc ngồi thẳng đứng để thay đổi tư thế 2 giờ một lần.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Hướng dẫn mới nhất về sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 (16/7/2021)
- Dấu hiệu viêm cơ tim sau tiêm vaccine Covid-19 (11/7/2021)
- Những thông tin cần lưu ý về vắc xin Pfizer (8/7/2021)
- Giới khoa học thêm 3 triệu chứng quan trọng của Covid-19 (6/7/2021)
- Ba dấu hiệu cảnh báo bạn nhiễm loại biến thể nCoV lây lan nhanh (6/7/2021)
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (1/7/2021)
- Khuyến cáo dinh dưỡng và vận động hợp lý khi tiêm vaccine Covid-19 (28/6/2021)
- Nhiệt độ phòng bao nhiêu là lý tưởng để ngủ, làm việc hay tập thể dục? (22/6/2021)
- Mùa mưa, cẩn thận dễ mắc nhiều bệnh! (10/6/2021)
- Người đã tiêm vắc xin bị nhiễm Covid-19 có triệu chứng như thế nào? (3/6/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều