5 việc tuyệt đối không làm sau 21h để bảo vệ sức khỏe
Cập nhật: 10/10/2020 | 4:24:59 PM
Sau 9h tối là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Dưới đây là 5 việc bạn không nên làm để bảo vệ sức khỏe.
1. Sử dụng điện thoại di động
Sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, điện thoại di động chính là công cụ giúp nhiều người giải tỏa, thư giãn bằng việc chơi game, xem phim, nghe nhạc… Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động sau 9h tối lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Theo nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Preventation của Hoa Kỳ, những người sử dụng điện thoại thông minh trong 20 phút sau 9 giờ tối sẽ tăng đáng kể mức độ mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến sự tập trung của công việc vào ngày hôm sau.
Chẳng những không giúp bản thân thoải mái, thư giãn, việc lạm dụng điện thoại còn khiến bạn mất thời gian cho gia đình, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và chất lượng công việc. Hãy tập thói quen tắt điện thoại sau 9h tối để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.
2. Uống thuốc bổ
Nhiều người thường nghĩ uống thuốc bổ, vitamin vào ban đêm rất tốt, bởi đó là lúc cơ thể nghỉ ngơi, dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Việc bổ sung các loại vitamin tổng hợp hay các loại thực phẩm chức năng khác sau 9h tối lại khiến dạ dày không được nghỉ ngơi.
Khi bạn ngủ, các cơ quan trong cơ thể cũng ở trong trạng thái “ngủ” nên các chức năng trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, không có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Bởi vậy, tốt nhất hãy bổ sung dinh dưỡng ngay sau bữa ăn trong ngày.
3. Suy nghĩ nhiều
Đêm là khoảng thời gian yên tĩnh, bởi vậy nhiều người thường tranh thủ lúc này để tập trung suy nghĩ về những việc đã xảy ra, thậm chí lên kế hoạch cho những dự định của một ngày làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, việc này lại vô hình khiến não bộ của bạn chịu áp lực lớn trong khi đây là thời gian não bộ được nghỉ ngơi.
Suy nghĩ nhiều sau 9h tối sẽ chỉ khiến bạn trở nên căng thẳng, ngủ không ngon giấc, dẫn đến việc mất tinh thần vào ngày hôm sau. Vì vậy, hãy tuân thủ đúng quy tắc cho bản thân nghỉ ngơi khi cơ thể đến giờ “ngủ”.
4. Ăn vặt
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, "dạ dày bất ổn sẽ dẫn đến khó ngủ". Dạ dày phải thoải mái mới có thể đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt. Bởi vậy, hãy hạn chế ăn vặt vào buổi tối, nhất là sau 9h.
Việc ăn vặt sau 9h tối sẽ làm tăng tiết axit dạ dày, “bắt” dạ dày phải hoạt động liên tục. Lúc này, dạ dày không thể làm việc với hiệu suất như ban ngày, bởi đây vốn là thời gian nghỉ ngơi của chúng. Việc thức ăn tiêu hóa chậm sẽ gây khó tiêu, dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Nếu đói đến mức không chịu được, bạn có thể ăn nhẹ một lát bánh mì nguyên chất, tuyệt đối không được ăn vặt.
5. Uống nhiều nước
Uống nước tốt cho sức khỏe, nhưng nếu uống quá nhiều nước và uống không đúng lúc lại vô tình ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của bạn.
Uống nhiều nước sau 9h tối sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, bởi bạn có xu hướng phải dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh. Điều này dễ ảnh hưởng đến trạng thái và tinh thần của bạn vào ngày hôm sau. Nếu khát, bạn có thể uống một lượng nước nhỏ.
Đối với người có thói quen uống sữa vào ban đêm, nên uống trước khi đi ngủ 1 tiếng để tránh làm giấc ngủ gián đoạn./.
(Nguồn: vov.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi: Khi nào nghi ngờ mắc COVID-19? (6/10/2020)
- Các mối nguy với sức khỏe ngay trong nhà của bạn (5/10/2020)
- Các triệu chứng gây bất ngờ của ung thư phổi (2/10/2020)
- Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất (28/9/2020)
- Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng sốt xuất huyết hiệu quả (17/9/2020)
- Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc học sinh cần làm để phòng chống COVID-19 (7/9/2020)
- Phân biệt triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết (4/9/2020)
- Covid-19: Điều gì xảy ra bên trong cơ thể? (31/8/2020)
- Chúng ta thực sự biết những gì về nguy cơ tái nhiễm Covid-19? (27/8/2020)
- Phân biệt Covid-19 với các bệnh đường hô hấp khác (26/8/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều