Cảnh giác nguy cơ đột quỵ khi trời giá rét
Cập nhật: 10/12/2019 | 7:42:47 AM
Khi thời tiết lạnh, các mạch máu co lại khiến huyết áp tăng. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể có thể khiến gia tăng các biến chứng vỡ mạch máu trong não, nhồi máu cơ tim...
Hình minh họa (Ảnh: express). |
Theo các chuyên gia tim mạch, những người bị bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim phải hết sức cảnh giác với nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh. Bởi thời tiết lạnh chính là tác nhân khiến các bệnh này diễn tiến đột ngột dẫn đến đột quỵ.
Đặc biệt, người già mắc bệnh huyết áp cao, béo phì, tim mạch cần lưu ý khi ngủ dậy ra khỏi giường một cách từ từ, mặc đủ quần áo ấm, không nên dậy vào lúc sáng sớm, nếu không sẽ rất dễ bị đột quỵ.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết: Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao, là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật nghiêm trọng lâu dài. Bệnh làm giảm khả năng vận động ở hơn một nửa số người sống sót sau đột quỵ từ 65 tuổi trở lên. Đột quỵ xảy ra khi mất lưu lượng máu đến một phần của não. Các tế bào não không thể lấy oxy và chất dinh dưỡng cần thiết từ máu và chúng bắt đầu chết trong vòng vài phút. Điều này có thể gây tổn thương não kéo dài, tàn tật lâu dài hoặc thậm chí tử vong.
Triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ
- Mất thăng bằng, đau đầu đột ngột hoặc chóng mặt dữ dội.
- Khó nhìn đột ngột ở một hoặc cả hai mắt.
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn, ngã không rõ nguyên nhân.
- Tê đột ngột hoặc yếu cơ mặt, cánh tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên của cơ thể).
- Nói khó khăn.
Nếu ai đó xuất hiện triệu chứng đột quỵ trên, hãy đi người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong một cơn đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị.
Đối tượng có nguy cơ mắc đột quỵ cao
- Người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn và người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao.
- Người có tiền sử và người thân trong gia đình mắc đột quỵ.
- Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim và rung tâm nhĩ có thể gây ra cục máu đông dẫn tới đột quỵ.
- Người mắc bệnh cao huyết áp.
- Người thừa cân, béo phì, mắc tiểu đường.
- Người thường xuyên hút thuốc - tác nhân làm hỏng mạch máu, tăng huyết áp.
Phòng ngừa đột quỵ
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc; bổ sung thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và sữa hoặc các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh thừa cân hoặc béo phì.
- Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc.
- Kiểm soát tốt bệnh lý mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid...
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
(Nguồn: vtv.vn)
- Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tại thành phố Cẩm Phả năm 2024 (29/11/2024)
- Nhu cầu sửa chữa, vệ sinh và sơn trần sảnh ngoài tầng 1 tại Trung tâm (29/11/2024)
- Nhu cầu cung cấp vật tư, lắp đặt tủ trưng bày (29/11/2024)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp cần làm ngay để không mắc bệnh trong mùa đông xuân (2/12/2019)
- Xử trí các bất lợi thường gặp khi dùng thuốc (1/12/2019)
- 5 vi khuẩn ”cứng đầu nhất” với kháng sinh (28/11/2019)
- 2 sai lầm khi rửa đũa gây hại cho sức khỏe, 90% gia đình đều mắc (27/11/2019)
- Chỉ cần sống lành mạnh bạn đã có thể phòng ngừa hơn 20 loại ung thư (25/11/2019)
- Phòng bệnh cúm mùa khi thời tiết chuyển lạnh (21/11/2019)
- Những chú ý nếu cần làm các xét nghiệm (20/11/2019)
- Cần hiểu đúng để phòng tránh bệnh cúm (17/11/2019)
- Ô nhiễm không khí và các bệnh lý đường hô hấp (12/11/2019)
- Cảnh giác ảnh hưởng tâm thần khi dùng thuốc kháng sinh (11/11/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều