CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI NHÀ
Cập nhật: 29/11/2011 | 7:18:13 PM
Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà chủ yếu là theo dõi và xử trí kịp thời các triệu chứng, các bệnh thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS:
1- Sốt
2- Tiêu chảy
3- Sút cân
4- Những biểu hiện bất thường trên da
5- Loét
6- Ho và khó thở
7- Ngoài ra cần lưu ý đến các bệnh và những tổn thương thường đi kèm với nhiễm HIV/AIDS
1- Sốt:
- Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C
- Xử trí:
+ Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
+ Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
+ Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC
+ Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:
+ Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt
+ Sốt dai dẳng.
+ Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
+ Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.
2- Tiêu chảy:
- Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ)
- Xử trí:
+ Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
+ Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
+ Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
- Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:
+ Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được
+ Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi
+ Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh
+ Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân.
3- Sút cân
- Sút cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.
- Xử trí:
+ Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị
+ Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn
+ Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.
4- Những biểu hiện bất thường trên da
- Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, apxe,...
- Xử trí:
+ Tránh gãi, tránh làm xây xát da
+ Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở
+ Ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC, vitaminB2, vitaminPP,...
5- Loét
- Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét
- Biện pháp dự phòng:
+ Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt
+ Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
+ Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương.
Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
+ Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
- Xử trí loét:
+ Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
+ Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.
+ Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...
- Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi: vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi, sốt và đau nhiều nơi tổn thương, nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.
6- Ho và khó thở
- Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi. - Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
- Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...)
- Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: Ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...
7- Ngoài ra cần lưu ý đến các bệnh và những tổn thương thường đi kèm với nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh lao: Lao là một bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Nghĩ đến lao khi bệnh nhân có một trong các biểu hiện:
+ Ho trên 3 tuần
+ Ho ra máu
+ Đau ngực trên 3 tuần
+ Sốt dai dẳng trên 3 tuần Bệnh nhân nhiễm lao cần phải điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, giữ gìn vệ sinh (không khạc nhổ bừa bãi,...), tăng cường ăn uống nâng cao thể trạng
- Tổn thương miệng và họng: bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và họng (đánh răng và súc miêng bằng các nước sát trùng như nước muối ấm, nước TB,...), cần khám và điều trị tại các chuyên khoa răng miêng.
- Tổn thương ở mắt: vệ sinh mắt (dùng khăn sạch, nước sạch, nhỏ các dung dịch sát khuẩn,...). Cần đi khám và điều trị chuyên khoa mắt khi có các triệu chứng: mắt mờ, đau mắt đỏ, xuất huyết mắt, sợ ánh sáng, ...
- Tổn thương ở bộ phận sinh dục:
2- Tiêu chảy
3- Sút cân
4- Những biểu hiện bất thường trên da
5- Loét
6- Ho và khó thở
7- Ngoài ra cần lưu ý đến các bệnh và những tổn thương thường đi kèm với nhiễm HIV/AIDS
1- Sốt:
- Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C
- Xử trí:
+ Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
+ Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
+ Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC
+ Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:
+ Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt
+ Sốt dai dẳng.
+ Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
+ Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.
2- Tiêu chảy:
- Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ)
- Xử trí:
+ Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
+ Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
+ Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
- Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:
+ Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được
+ Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi
+ Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh
+ Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân.
3- Sút cân
- Sút cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.
- Xử trí:
+ Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị
+ Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn
+ Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.
4- Những biểu hiện bất thường trên da
- Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, apxe,...
- Xử trí:
+ Tránh gãi, tránh làm xây xát da
+ Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở
+ Ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC, vitaminB2, vitaminPP,...
5- Loét
- Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét
- Biện pháp dự phòng:
+ Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt
+ Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
+ Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương.
Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
+ Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
- Xử trí loét:
+ Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
+ Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.
+ Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...
- Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi: vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi, sốt và đau nhiều nơi tổn thương, nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.
6- Ho và khó thở
- Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi. - Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
- Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...)
- Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
- Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: Ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...
7- Ngoài ra cần lưu ý đến các bệnh và những tổn thương thường đi kèm với nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh lao: Lao là một bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Nghĩ đến lao khi bệnh nhân có một trong các biểu hiện:
+ Ho trên 3 tuần
+ Ho ra máu
+ Đau ngực trên 3 tuần
+ Sốt dai dẳng trên 3 tuần Bệnh nhân nhiễm lao cần phải điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, giữ gìn vệ sinh (không khạc nhổ bừa bãi,...), tăng cường ăn uống nâng cao thể trạng
- Tổn thương miệng và họng: bệnh nhân cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và họng (đánh răng và súc miêng bằng các nước sát trùng như nước muối ấm, nước TB,...), cần khám và điều trị tại các chuyên khoa răng miêng.
- Tổn thương ở mắt: vệ sinh mắt (dùng khăn sạch, nước sạch, nhỏ các dung dịch sát khuẩn,...). Cần đi khám và điều trị chuyên khoa mắt khi có các triệu chứng: mắt mờ, đau mắt đỏ, xuất huyết mắt, sợ ánh sáng, ...
- Tổn thương ở bộ phận sinh dục:
(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- V/v Mời báo giá máy áo sơ mi cho cán bộ nhân viên (7/11/2024)
- Về việc báo giá cung cấp dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) tại Việt Nam (7/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sắm hóa chất xét nghiệm máy huyết học DXH 600 lần 2 cho khoa Xét nghiệm Vi sinh huyết học (6/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- HIV lây truyền như thế nào? (29/11/2011)
- Cách giảm nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi (29/11/2011)
- 10 tiêu chí sức khỏe quan trọng (29/11/2011)
- Việt Nam cân nhắc thuốc trị ung thư bị cấm tại Mỹ (29/11/2011)
- Cách xử lý răng rụng an toàn nhất khi bé thay răng (27/11/2011)
- 10 thực phẩm không bao giờ nên ăn lúc đói (25/11/2011)
- Khắc phục 8 chứng bệnh dân văn phòng hay gặp (25/11/2011)
- “Bí kíp” để có một bữa ăn trọn vẹn (25/11/2011)
- Cà phê có thể làm giảm các vết nám trên da (22/11/2011)
- 10 bệnh hay gặp của dân ngồi máy tính (20/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều