Chuyên gia tư vấn các cách làm mát cơ thể khác lạ trong mùa nóng
Cập nhật: 22/6/2022 | 10:19:49 AM
Ăn đồ cay nóng, rút các loại sạc điện, tránh rượu, cà phê… là những cách hạ nhiệt cơ thể trong ngày nắng nóng.
Ngoài việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ, các chuyên gia còn đưa ra một số lời khuyên giúp giảm nhiệt trong mùa hè.
Ăn đồ cay nóng
Ngoài khẩu vị quen thuộc, có thể có một lý do khác khiến các quốc gia nóng nhất trên thế giới ở Nam Á, châu Phi và Caribe đều thích ăn đồ cay.
Mặc dù có vẻ lạ nhưng các món nóng thực sự có thể khiến bạn bớt nóng. Thực phẩm cay làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Điều này khiến bạn đổ mồ hôi và bạn sẽ bắt đầu hạ nhiệt.
Trong khi đó, uống đồ lạnh hoặc ăn kem khiến cơ thể bạn tăng nhiệt độ sau khi hạ xuống quá nhanh.
Chuyên gia Dave Gibson khuyên bạn nên ăn đồ cay ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ trong đợt nắng nóng.
Các cách làm mát cơ thể
Đặt đá trước quạt
Nếu không có máy điều hòa không khí trong nhà, các gia đình có thể đặt bình đá trước quạt điện.
Công ty tư vấn tiêu dùng Which đã đưa ra mẹo làm mát này nhằm giúp luân chuyển không khí lạnh khắp phòng. Không khí xung quanh bình đá giảm xuống gần nhiệt độ đóng băng và quạt giúp lan tỏa khí mát trong không gian.
Tránh rượu, cà phê
Đồ uống có chứa caffein như trà và cà phê dễ gây mất nước trong đợt nắng nóng. Tương tự là đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại cocktail khiến bạn có nguy cơ bị mất nước.
Caffeine và rượu đều ức chế hormone ADH, hormone này thường khiến thận giữ nước khi cơ thể bạn dự trữ ít. Điều này khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
Mất nước gây đau đầu, thậm chí dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim nếu bạn cảm thấy buồn nôn và không thể uống nước.
Rút các loại sạc
Các chuyên gia khuyên mọi người nên rút phích cắm của tất cả các thiết bị trước khi đi ngủ. Bộ sạc khiến thiết bị quá nóng khi đã đầy pin, tạo ra một nguồn nhiệt khác trong phòng.
Càng nhiều thiết bị - từ điện thoại, đến máy tính bảng và máy tính - được cắm vào, lượng nhiệt tỏa ra càng nhiều.
Các chuyên gia khuyên bạn nên rút phích cắm của các thiết bị ngay khi pin đạt 100%, tránh đạt đến nhiệt độ quá cao.
Mẹo giữ sức khỏe trong ngày nắng nóng
- Quan tâm đến nhóm người dễ bị ảnh hưởng sức khỏe do mất nước trong mùa hè. Đó là những người lớn tuổi, có bệnh nền, sống một mình…
- Đóng rèm cửa ở những phòng nhận ánh nắng trực tiếp để giữ cho không gian trong nhà mát hơn.
- Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu.
- Không bao giờ để bất kỳ ai trong xe đang đỗ, đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc động vật.
- Cố gắng tránh nắng trong khoảng thời gian từ 11h đến 15h
- Đi trong bóng râm, thoa kem chống nắng thường xuyên và đội mũ rộng vành, nếu bạn phải ra ngoài trời.
- Tránh tập thể dục vào những thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Nếu đi bơi ngoài trời, tuân thủ các quy định an toàn.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- 10 cách để giải độc cuộc sống của bạn (14/6/2022)
- Các triệu chứng đậu mùa khỉ xuất hiện từ 1-2 tuần sau khi nhiễm bệnh (3/6/2022)
- Người mắc đậu mùa khỉ có thể lây bệnh trong bao lâu? (27/5/2022)
- Mỹ công bố số liệu mới về hội chứng COVID kéo dài (26/5/2022)
- 5 dấu hiệu báo động đỏ khi phục hồi sau Covid-19 cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp (20/5/2022)
- Loại ký sinh trùng tấn công 30% dân số thế giới (20/5/2022)
- Những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh chớ bỏ qua (17/5/2022)
- Bộ Y tế khuyến cáo phòng viêm gan bí ẩn (13/5/2022)
- Dấu hiệu nhận biết đau đầu do Covid-19 (12/5/2022)
- Nghiên cứu mới: Không lo bị cảm lạnh nếu đã mắc COVID-19 (11/5/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều