Nghiên cứu mới: Không lo bị cảm lạnh nếu đã mắc COVID-19
Cập nhật: 11/5/2022 | 11:17:44 AM
SARS-CoV-2 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc COVID-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
SARS-CoV-2 gây COVID-19 là một loại virus thuộc "đại gia đình" virus corona gồm nhiều chủng loại, trong đó có các loại virus gây cảm lạnh thông thường, do đó, người đã mắc COVID-19 có thể sẽ không bị cảm lạnh.
Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở thành phố La Jolla, bang California (Mỹ).
Theo các nhà nghiên cứu, vì các chủng virus trong họ corona có các protein gai tương đối giống nhau, các kháng thể trong hệ miễn dịch chống lại protein của một chủng virus trong họ này cũng có thể nhận ra những protein gai ở các chủng virus corona khác.
Điều này cho thấy phơi nhiễm SARS-CoV-2 có thể giúp chống lại các chủng virus corona khác, trong đó có các chủng virus gây cảm lạnh.
Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 11 người để kiểm tra kháng thể trong huyết thanh giúp chống viêm nhiễm.
Trong số đó, 8 mẫu được thu thập trước khi dịch COVID-19 bùng phát và 3 mẫu của người mới mắc COVID-19 gần đây.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra phản ứng của các mẫu xét nghiệm với các protein gai phân tách từ các chủng virus corona khác nhau là OC43 và HKU1 - hai chủng virus liên quan đến bệnh cảm lạnh thông thường, cũng như SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1 gây hội chứng hô hấp cấp (SARS) và MERS-CoV gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).
Kết quả cho thấy chỉ có kháng thể huyết thanh từ bệnh nhân COVID-19 phản ứng với các protein gai từ SARS-CoV-2 và chúng cũng phản ứng mạnh hơn so với các mẫu kháng thể thu thập trước đại dịch đối với các protein gai của virus gây cảm lạnh thông thường cũng như các chủng virus corona khác.
Bà Sandhya Bangaru - một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch cơ bản đối với các virus corona thông thường, và việc phơi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ làm tăng mật độ của các kháng thể này.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ phát triển các loại vaccine hiệu quả hơn ứng phó với các loại virus corona khác nhau, từ đó có thể ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh bùng phát do virus corona gây ra trong tương lai./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Triệu chứng ung thư nhưng dễ bị nhầm tưởng Covid-19 (11/5/2022)
- Các biểu hiện của căn bệnh viêm gan bí ẩn tấn công trẻ (10/5/2022)
- Điểm danh một số bệnh văn phòng do ngồi nhiều (27/4/2022)
- Cách giảm nguy cơ siêu lây nhiễm Covid-19 khi không ai đeo khẩu trang (25/4/2022)
- Thắc mắc thường gặp về sốt xuất huyết (25/4/2022)
- Dấu hiệu ung thư phổi ở người không hút thuốc (12/4/2022)
- Nguy cơ tái nhiễm Omicron (28/3/2022)
- Dấu hiệu cảnh báo di chứng Covid (28/3/2022)
- 10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID (28/3/2022)
- Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ (25/3/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều