Các biểu hiện của căn bệnh viêm gan bí ẩn tấn công trẻ
Cập nhật: 10/5/2022 | 8:10:42 AM
Theo WHO, thế giới đã ghi nhận ít nhất 169 ca viêm gan cấp tính ở trẻ, trong đó 17 trường hợp phải ghép gan. Trẻ có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, men gan tăng cao rõ rệt, không sốt.
Mới đây, Bộ Y tế tiếp tục có văn bản đề nghị các địa phương giám sát ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.
Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 169 trường hợp viêm gan cấp tính ở trẻ em từ một tháng tuổi đến 16 tuổi tại 12 quốc gia. Trong đó đã có một bệnh nhi tử vong và 17 bệnh nhi phải ghép gan. Các ca bệnh tập trung chủ yếu tại Anh (114 ca), Tây Ban Nha (13), Israel (12), Mỹ (9) và một số quốc gia châu Âu. Khu vực châu Á cũng đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 25/4.
Các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (như vi rút viêm gan A, B, C, D và E).
WHO và Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cho biết hiện nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra đang được diễn ra. Tuy nhiên các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
Để chủ động giám sát các ca bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại các cơ sở y tế để xác định căn nguyên. Nếu phát hiện các trường hợp bất thường, không rõ nguyên nhân đề nghị báo cáo ngay về Bộ Y tế.
Đồng thời, chỉ đạo tăng cường triển khai bao phủ vaccine viêm gan B cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng tại các cơ sở y tế đạt tỷ lệ đề ra và đảm bảo an toàn, không để tồn tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ em đạt thấp, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.
Các đơn vị thực hiện tốt việc khám, sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm virus viêm gan để điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng, thực hiện tốt các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế trong việc dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan virus.
Các địa phương tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống bệnh viêm gan virus theo Quyết định số 4531 ngày 24/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Điểm danh một số bệnh văn phòng do ngồi nhiều (27/4/2022)
- Cách giảm nguy cơ siêu lây nhiễm Covid-19 khi không ai đeo khẩu trang (25/4/2022)
- Thắc mắc thường gặp về sốt xuất huyết (25/4/2022)
- Dấu hiệu ung thư phổi ở người không hút thuốc (12/4/2022)
- Nguy cơ tái nhiễm Omicron (28/3/2022)
- Dấu hiệu cảnh báo di chứng Covid (28/3/2022)
- 10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID (28/3/2022)
- Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ (25/3/2022)
- Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19 (15/3/2022)
- Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19? (15/3/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều