Điểm danh một số bệnh văn phòng do ngồi nhiều
Cập nhật: 27/4/2022 | 8:44:45 AM
Việc ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh cho nhân viên văn phòng. Vậy bệnh văn phòng ngồi nhiều là những bệnh nào?
Khi làm việc ở thời gian dài không vận động có thể gây ra rất nhiều vấn đề đến sức khỏe của nhân viên văn phòng. Thậm chí một số trường hợp nếu không kịp thời kiểm soát còn có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Trong một nghiên cứu được thực hiện mới đây cho kết quả rằng đa số những người làm việc tại văn phòng thông thường sẽ ngồi từ 6 tiếng mỗi ngày. Điều này còn cho thấy, khả năng chết sớm trong vòng 15 năm còn có thể tăng lên tới 40% so với những người có thói quen ngồi ít và thói quen ngồi thấp hơn 3 tiếng cho dù đối tượng được nghiên cứu có tập thể dục và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.
Điểm danh một số bệnh văn phòng ngồi nhiều gây ra để có thể có biện pháp phòng tránh cũng như bảo vệ tốt cho sức khoẻ.
1. Bệnh tim mạch là bệnh văn phòng ngồi nhiều
Thực tế cho thấy, nguy cơ bệnh văn phòng ngồi nhiều gặp phải ở mọi người là bệnh tim mạch bởi vì thói quen ngồi nhiều còn là nguyên nhân dễ cao huyết áp.
Hơn nữa, cao huyết áp còn được biết đến là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tai biến về tim mạch có thể kể đến như suy tim, tắc động mạch vành, gây ứ đọng tuần hoàn ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Mục đích muốn hạn chế tối đa bệnh tim mạch của dân văn phòng do ngồi nhiều gây ra có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Chú ý tập thể dục, đây là cách giúp bạn thư giãn cơ thể. Có thể đi lại nhẹ nhàng, vận động sau mỗi giờ làm việc bằng cách đứng dậy, vươn vai hoặc ngồi thư giãn trên ghế...
- Thay vì vừa ngồi trên ghế vừa sử dụng bánh xe của ghế để di chuyển trong phòng làm việc thì nên đứng dậy, đi lại trong phòng làm việc.
Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe cho nhân viên văn phòng - Ảnh Internet
2. Dân văn phòng dễ mắc bệnh hệ tiêu hoá
Không thể phủ nhận, việc ngồi nhiều là nguyên nhân làm giảm nhu động ruột và tiết dịch của hệ tiêu hóa ra như dạ dày, ruột. Điều này còn khiến hệ tiêu hóa không được lên men và hấp thụ các tích tụ gây hại cho dạ dày ruột khiến dân văn phòng dễ gặp phải tình trạng chướng hơi, đầu bụng.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người làm việc tại văn phòng dễ xuất hiện cảm giác ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc cũng như gây mất ngủ và dễ bị táo bón, viêm dạ dày ruột, viêm tụy thậm chí gây sa trực tràng.
Đối với tình trạng bệnh hệ tiêu hóa mà dân văn phòng gặp phải, người làm việc tại văn phòng cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình một cách khoa học, hợp lý hơn.
Chú ý đến thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn, cần chú ý các chất đạm, đường, mỡ và các chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa tránh gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như đồ ăn cay nóng, chua và nên hạn chế rượu bia, các loại nước có gas.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Thời gian làm việc kéo dài, ngồi một vị trí làm việc lâu, dân văn phòng tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp gồm: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
Thực tế cho thấy, đối với tư thế ngồi với trọng lượng nửa người trên dồn về cột sống cũng như điểm chịu áp lực lớn nhất trên cơ thể con người là đốt sống thắt lưng, lưng và cổ. Điều này cho biết rằng vì nhiều nhân viên văn phòng còn dễ bị đau mỏi vai gáy cũng như gây ra tình trạng đau thắt lưng, dễ bị chuột rút các cơ vai gáy, thậm chí còn có thể gây đau đầu, hoa mắt.
Thói quen khi vừa đánh máy, vừa nghe điện thoại bằng cách kẹp điện thoại vào cổ và vai khiến cơ thể ở một tư thế bất lợi, đây là nguyên nhân làm tăng tình trạng đau vai gáy.
Hơn nữa, khi các đốt sống bị tỳ đè nhiều còn làm gia tăng áp lực cũng như đẩy lồi các đĩa đệm ra còn làm tổ chức đệm bị phù nề, theo thời gian còn gây ra tình trạng xơ hóa cũng như chèn ép các rễ thần kinh và dẫn đến tình trạng đau thần kinh toạ.
Đối với tư thế ngồi với trọng lượng nửa người trên dồn về cột sống cũng như điểm chịu áp lực lớn nhất trên cơ thể con người là đốt sống thắt lưng, lưng và cổ - Ảnh Internet
Để cải thiện cũng như khắc phục tình trạng xương khớp của dân văn phòng thì tập thể dục luôn được biết đến là một lựa chọn an toàn, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, người mắc bệnh xương khớp cần chú ý lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với mình. Ví dụ như người bị thoát vị đĩa đệm thì lựa chọn bơi lội là phù hợp nhất. Nếu như bệnh ở mức độ nhẹ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và kết hợp với vật lý trị liệu. Trong khi đó nặng thì cần thực hiện mổ hoặc phẫu thuật với mục đích giúp giải phóng chèn ép.
4. Loãng xương ở dân văn phòng
Thói quen ngồi nhiều còn có thể gây ra tình trạng loãng xương ở dân văn phòng. Loãng xương được biết đến là một hội chứng xương yếu, giòn và rất dễ gãy dù chỉ bị ngã hoặc chỉ cần bị va quệt nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân khiến tình trạng loãng xương xảy ra do xương bị mất khoáng chất, đặc biệt là canxi cần thiết cho xương.
Điều này cho biết rằng, loãng xương là bệnh văn phòng ngồi nhiều gây ra. Bởi vì, thói quen ngồi nhiều và ít vận động khiến cho xương mất vôi, đồng thời còn khiến xương đòn dễ gãy. Tình trạng này về lâu dài còn khiến thoái hóa xương, thậm chí có thể gây thoái hóa cột sống.
Trong khi đó, xương của con người bắt đầu suy giảm mật độ một cách đáng kể khi bước vào tuổi 35. Trong khi đó, nếu như không thể có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể bổ sung canxi thì lượng canxi trong xương đang được sự trữ sẽ suy giảm dần. Hiện tượng này gây ra mất xương và loãng xương sau đó. Đối với tình trạng loãng xương xảy ra thì nguy cơ gãy xương xảy ra vô cùng cao.
5. Ngồi nhiều gây ra bệnh Gout ở dân văn phòng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do tăng axit uric trong máu, axit này thường xảy ra do bị lắng đọng ở ngón cái, ngón út và gót chân - Ảnh Internet
Tình trạng đau nhức nhiều sau khi nghỉ ngơi hoặc đau tăng khi tham gia hoạt động là biểu hiện của bệnh gout. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do tăng axit uric trong máu, axit này thường xảy ra do bị lắng đọng ở ngón cái, ngón út và gót chân.
Bệnh gout gây ra nhiều đau nhức, phiền toái và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh gout cho người làm việc tại văn phòng, dân văn phòng cần chú ý một số thói quen như sau:
- Hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
- Không nên ăn thịt chó.
- Chú ý nên hạn chế ăn các loại lòng lợn, tiết canh.
- Hạn chế tối đa việc uống rượu, uống bia.
Ngoài ra, để phòng ngừa gout thì người làm việc tại văn phòng cần uống nhiều nước và tập luyện vận động hợp lý để thanh lọc cơ thể tốt.
6. Viêm đường tiết niệu
Thói quen nhịn tiểu để cố hoàn thành nốt công việc trước khi đi tiểu của nhân viên văn phòng rất có hại cho sức khỏe đặc biệt là viêm đường tiết niệu.
Nhịn tiểu để cố hoàn thành nốt công việc rất có hại cho sức khỏe đặc biệt là viêm đường tiết niệu - Ảnh Internet
Hơn nữa, việc ngồi nhiều còn khiến cho nước tiểu lắng đọng lại do ít vận động. Vì vậy mà viêm đường tiết niệu xảy ra ở nhân viên văn phòng. Đặc biệt, nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì nhân viên văn phòng dễ mắc viêm đường tiết niệu sinh dục và thậm chí là sinh sỏi.
Để hạn chế và phòng tránh nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cho dân văn phòng do thói quen ngồi làm việc một chỗ quá lâu gây ra thì cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Thường xuyên vận động.
- Chú ý nên uống nhiều nước.
- Lựa chọn một vài bộ môn thể thao phù hợp để có thể luyện tập thường xuyên.
- Không nên nhịn tiểu quá lâu.
Ngay khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc có sỏi thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa và cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
7. Các bệnh liên quan đến mắt
Khi ngồi quá lâu trước màn hình máy tính thì việc chảy nước mắt, khô mắt, mỏi mắt là điều không thể tránh khói.
Đối với tình trạng các bệnh liên quan đến mắt mà dân văn phòng thường gặp phải có thể xảy ra do đèn phòng làm việc quá sáng gây chói mắt hoặc cũng có thể ngược lại khi đèn điện tại nơi làm việc không đủ ánh sáng gây giảm thị lực nhanh chóng ở nhân viên văn phòng.
Để khắc phục tình trạng các bệnh liên quan đến mắt cho nhân viên văn phòng thì người bệnh có thể chú ý một số thói quen tốt cho mắt như sau:
Bệnh về mắt là bệnh văn phòng ngồi nhiều gây ra, do đó người làm việc tại văn phòng cần chú ý ngồi giữ khoảng cách đúng với màn hình máy tính - Ảnh Internet
- Ngay khi xuất hiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt thì nên nhắm mắt để thư giãn tại chỗ từ 10 đến 25 phút trước khi quay trở lại công việc với màn hình máy tính.
- Có thể sử dụng nước nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo khi xuất hiện tình trạng khô mắt, mỏi mắt.
- Chú ý giữ đúng tư thế khi làm việc với màn hình máy tính.
- Ngồi đúng tư thế khi làm việc cũng là một cách bảo vệ đôi mắt của nhân viên văn phòng.\
Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên văn phòng?
- Không nên ngồi làm việc tại chỗ quá lâu. Sau khoảng 30 đến 1 giờ nên đứng lên đi lại để cơ thể được thả lỏng, thoải mái trước khi quay trở lại công việc.
- Chú ý điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách, giữ khoảng cách với máy tính để bảo vệ mắt. Ngồi thẳng lưng để bảo vệ xương khớp.
- Nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Dân văn phòng nên lựa chọn cho mình một vài môn thể thao phù hợp với sức khỏe để thực hiện tập luyện nâng cao sức khoẻ.
- Nên chú ý thăm khám sức khỏe 6 tháng hoặc 1 năm/lần để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề sức khỏe cơ thể đang gặp phải.
Trên đây là các bệnh văn phòng ngồi nhiều gây ra. Để có thể hạn chế các bệnh văn phòng do thói quen ngồi nhiều gây ra, người làm việc tại văn phòng có thể chú ý thực hiện một số thói quen tốt cho sức khoẻ.
(Nguồn: phunuvietnam.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Cách giảm nguy cơ siêu lây nhiễm Covid-19 khi không ai đeo khẩu trang (25/4/2022)
- Thắc mắc thường gặp về sốt xuất huyết (25/4/2022)
- Dấu hiệu ung thư phổi ở người không hút thuốc (12/4/2022)
- Nguy cơ tái nhiễm Omicron (28/3/2022)
- Dấu hiệu cảnh báo di chứng Covid (28/3/2022)
- 10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID (28/3/2022)
- Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ (25/3/2022)
- Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19 (15/3/2022)
- Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19? (15/3/2022)
- Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 (9/3/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều