Dấu hiệu nhiễm cúm H5N1
Cập nhật: 28/2/2023 | 8:02:11 AM
Triệu chứng cúm H5N1 tương tự cúm thông thường như ngạt mũi, đau nhức cơ thể, đặc trưng là ho khan, sốt lạnh, xét nghiệm mới phát hiện virus.
H5N1 lây truyền từ gia cầm sang người, tiếp xúc qua chăn nuôi hay ăn thịt vật nuôi bị nhiễm bệnh. Đây là chủng cúm rất nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao ở người. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy H5N1 lây từ người sang người.
Dấu hiệu cúm A H5N1 ở mỗi người khác nhau. Các triệu chứng điểm hình bao gồm sốt từ 38 độ C trở lên, ho, đau nhức cơ thể và cơ bắp, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Triệu chứng đặc trưng là ho khan, sốt cao có thể kèm rét run.
Theo Cleveland Clinic, không thể chẩn đoán H5N1 chỉ thông qua triệu chứng, bởi biểu hiện của người bệnh giống với mắc cúm thông thường. Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm bệnh phẩm lấy từ dịch mũi bệnh nhân.
Cúm gia cầm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bao gồm khó thở, viêm phổi, suy hô hấp hoặc suy hô hấp cấp tính. Người bệnh đôi khi bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị co giật, thay đổi tâm trạng, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng.
Cúm H5N1 được điều trị bằng thuốc kháng virus như Oseltamivir, Peramivir, Zanamivir.
Gà tại trang trại Historic Wagner ở Glenview, Mỹ, ngày 23/1. Ảnh: Reuters
Những người tiếp xúc thường xuyên với chim hoang dã, gia cầm có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Trong đó, nhóm dễ chuyển nặng là phụ nữ mang thai, người có hệ miễn dịch suy yếu, người từ 65 tuổi trở lên.
Người nuôi gia cầm có nguy cơ cao mắc cúm H5N1. Do đó, bác sĩ khuyến nghị nhóm này cần thực hiện biện pháp phòng ngừa, dùng các thiết bị bảo hộ. Nếu không làm việc trong ngành chăn nuôi gia cầm, người dân cần tránh xa trang trại, chợ gia cầm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cẩn thận nếu bạn tiếp xúc với vịt trời hoặc các loại chim dưới nước khác. Luôn rửa tay đúng cách, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng. Nếu xuất hiện triệu chứng ho, sốt sau khi đến một khu vực có dịch cúm gia cầm, hãy liên hệ với trung tâm y tế gần nhất.
Phân biệt cúm H5N1 với bệnh hô hấp khác. Đồ họa: Tiến Thành
Tuần trước, Campuchia đã ghi nhận ít nhất 12 người nhiễm cúm A H5N1, trong đó một bé gái 11 tuổi tử vong. WHO cho rằng tình hình virus H5N1 lây lan ở Campuchia là "đáng lo ngại", đồng thời kêu gọi tất cả quốc gia nâng cao cảnh giác.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Bao lâu nên giặt chăn ga một lần? (20/2/2023)
- 6 lầm tưởng thường gặp về tình trạng dị ứng theo mùa (17/2/2023)
- Nhận biết nguyên nhân và đề phòng viêm họng kéo dài (17/2/2023)
- Miền Bắc nồm ẩm: 3 nhóm bệnh dễ bùng phát và cách phòng ngừa (6/2/2023)
- Chủ động tiêm phòng vaccine cúm mùa bảo vệ sức khỏe sau Tết Nguyên đán (2/2/2023)
- Nhiều người trong gia đình cùng mắc ung thư phổi: Bệnh có thể lây? (4/1/2023)
- Hiểm họa khi dùng kháng sinh bừa bãi chữa viêm họng (30/12/2022)
- Thời gian lây bệnh mạnh nhất của người mắc cúm (27/12/2022)
- 5 bước đơn giản để khỏe mạnh trong năm mới (27/12/2022)
- 14 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư (20/12/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều