Thời gian lây bệnh mạnh nhất của người mắc cúm
Cập nhật: 27/12/2022 | 9:31:48 AM
Những người bị cúm dễ lây lan nhất trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ cho biết, hầu hết người mắc bệnh cúm có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng 1 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và trong 5 đến 7 ngày sau đó. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể lan truyền virus hơn 7 ngày.
Tiến sĩ Amesh A. Adalja là chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ). Tiến sĩ Adalja cảnh báo: “Điều quan trọng cần nhớ là bạn vẫn có thể lây nhiễm dù đã có triệu chứng từ trước đó khá lâu”.
Biểu hiện của bệnh cúm là sốt, ho, đau họng, sụt sịt. Ảnh minh họa: Southernent
Theo Prevention, uống thuốc và tiêm phòng cúm sẽ rút ngắn thời gian bạn mệt mỏi và lây nhiễm.
Tiến sĩ Thomas Russo, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo (Mỹ) cho rằng, để đảm bảo an toàn, nên xác định khả năng lây nhiễm lên tới 7 ngày.
Tiến sĩ David Cennimo, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Rutgers New Jersey cho biết: “Mọi người thường dễ lây bệnh nhất từ 1 đến 4 ngày sau khi bị ốm. Thời gian lây nhiễm tối đa này thường trùng với khi xuất hiện các triệu chứng tồi tệ nhất. Hầu hết các ca lây nhiễm trong gia đình đều xảy ra ngay lập tức”.
Triệu chứng của bệnh cúm
Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây ra, lây nhiễm vào mũi, cổ họng và phổi. Có hai loại virus cúm chính là A và B. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc toàn thân, nhức đầu, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy (phổ biến ở trẻ em).
Cúm lây lan như thế nào?
Cúm chủ yếu lây lan qua các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. CDC Mỹ giải thích, những giọt đó có thể rơi vào miệng, mũi hoặc bị hít vào phổi của những người xung quanh.
Ít phổ biến hơn, một người có thể bị cúm khi chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có virus cúm, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính họ.
Nếu bị cúm, bạn nên tự cách ly bằng cách ngủ tách biệt với các thành viên khác trong gia đình và sử dụng phòng tắm khác (nếu có). Tiến sĩ Adalja khuyên, bạn nên cách ly cho đến khi hết sốt trong 24 giờ. Nếu cần ở gần những người khác, bạn nên đeo khẩu trang chất lượng cao để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Tiến sĩ Russo nói: “Cách phòng ngừa có tác dụng với Covid-19 cũng hiệu quả với bệnh cúm”.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- 5 bước đơn giản để khỏe mạnh trong năm mới (27/12/2022)
- 14 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư (20/12/2022)
- Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm và dấu hiệu biến chứng (15/12/2022)
- Cách phòng ngừa và điều trị cảm cúm ở trẻ hiệu quả (12/12/2022)
- Cách phòng ngừa các bệnh về da vào mùa đông (6/12/2022)
- 9 tác dụng bất ngờ khi thường xuyên uống nước ấm (6/12/2022)
- Bệnh ung thư máu có di truyền không? (28/11/2022)
- Các biện pháp phòng ngừa muỗi gây bệnh sốt xuất huyết (14/11/2022)
- Vì sao bệnh nhân Whitmore có tỷ lệ tử vong cao? (13/11/2022)
- Người già đối mặt nguy cơ kép: nhiễm cúm mùa và Covid-19 (11/11/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều