Người đã tiêm vắc xin chống lại Covid-19 như thế nào?
Cập nhật: 20/8/2021 | 11:10:30 AM
Nếu đã tiêm vắc xin, bệnh nhân Covid-19 ít bị trở nặng, thời gian để bình phục ngắn hơn.
Khi biến thể Delta lan tràn trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đang xem xét khi nhiễm Covid-19, những người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng có sự khác biệt như thế nào.
"Tôi bắt đầu có các triệu chứng giống cúm. Tôi cảm thấy như bị nhiễm trùng xoang nhẹ”, Thượng nghị sĩ người Mỹ, Lindsey Graham, chia sẻ về việc mắc Covid-19 vào đầu tháng. Ông nghĩ rằng nếu không có vắc xin, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn.
Ảnh minh họa: Scotsman
Các triệu chứng có khác không?
Một nghiên cứu cho thấy các triệu chứng Covid-19 có thể đang tiến triển. Ứng dụng nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 thu thập dữ liệu từ hàng triệu người mắc Covid-19 đã tiêm vắc xin đầy đủ, một phần hoặc chưa tiêm chủng.
Gần 74% bệnh nhân đã tiêm chủng đầy đủ cho biết, họ bị chảy nước mũi. Nhức đầu, hắt hơi, đau họng và mất khứu giác là các dấu hiệu bệnh phổ biến khác.
Thiếu vắng trong 5 triệu chứng hay gặp nhất là ho hoặc khó thở. Đây là các dấu hiệu quen thuộc của Covid-19 trong giai đoạn đầu của đại dịch, trước khi có vắc xin.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu gần đây về biến thể Delta đều cho thấy sự khác biệt giữa những người được và chưa được tiêm chủng.
Cuộc điều tra của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về đợt bùng phát ở bang Massachusetts phát hiện những người tiêm chủng đầy đủ có lượng virus SARS-CoV-2 trong mũi nhiều như những người chưa được tiêm chủng. Dấu hiệu bệnh phổ biến là ho, nhức đầu, đau họng, đau cơ và sốt.
Ở Anh, các cơ quan y tế gần đây thông tin, tỷ lệ phổ biến của các triệu chứng "cổ điển" - sốt, ho, mệt mỏi và đau đầu - dường như đã tăng lên vào tháng 6 và tháng 7 khi hầu hết các ca nhiễm biến thể Delta.
Đã tiêm vắc xin có bị trở nặng khi nhiễm Covid-19 không?
Theo các quan chức y tế công cộng, những người đã tiêm vắc xin bị nhiễm Covid-19 không có nhiều nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong.
Từ tháng 1 đến tháng 6, CDC Mỹ ước tính trong số những người nhập viện và tử vong vì Covid-19 chỉ có 3,2% đã tiêm phòng đầy đủ.
Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, số ca nhiễm trở nặng ở người đã tiêm vắc xin dường như đang tăng lên, đặc biệt là ở những người có bệnh nền nghiêm trọng. Vào tháng 6, CDC Mỹ ghi nhận 16% số ca nhập viện và 22% số ca tử vong liên quan tới những người tiêm chủng đầy đủ.
Doanh nhân Angelle Mosley qua đời ở tuổi 33 vào cuối tháng 7, nằm trong số 0,0009% người Mỹ được tiêm chủng đã tử vong. Mẹ của Angella cho hay, cân nặng của cô là một yếu tố dẫn đến sự ra đi của cô.
Tiến sĩ David Agus cho biết: “Mặc dù vắc xin có thể cung cấp cho bạn một số biện pháp bảo vệ nhưng không đủ để khắc phục các bệnh lý hoặc hệ miễn dịch yếu”.
Những phát hiện ban đầu của Vương quốc Anh và Mỹ cũng như mạng lưới bệnh viện đa quốc gia cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng có thể giảm một vài phần trăm theo thời gian và khi đối mặt với các biến thể.
Theo Tiến sĩ Agus, phần lớn các ca bệnh hiện nay là những người chưa chủng ngừa. Khoảng một phần ba số ca nhập viện vì Covid-19 ở những người được tiêm chủng là ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Tuần trước, Mỹ đã cho phép tiêm một liều bổ sung cho đối tượng trên với hy vọng tăng cường khả năng đề kháng của họ.
Tháng trước, CDC thống kê chỉ có 35.000 bệnh nhân có triệu chứng từng tiêm vắc xin, chiếm tỷ lệ 1/5.000 những người đã chủng ngừa ở Mỹ (162 triệu người).
Nhiều tháng nghiên cứu và bằng chứng thực tế kết luận, hầu hết những người được tiêm chủng đầy đủ nhiễm Covid-19 sẽ phải đối mặt với các triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn so với những người không tiêm.
Theo nghiên cứu về các nhân viên y tế trên tuyến đầu trong suốt tháng 4, nguy cơ mắc các triệu chứng và thời gian mắc bệnh ngắn hơn.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) (20/11/2024)
- COVID-19 phòng và chống: Các biện pháp giúp giảm nồng độ virus trong nhà (20/8/2021)
- Mẹo giúp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ phòng dịch Covid-19 (19/8/2021)
- Đi chợ, siêu thị mùa dịch như thế nào cho an toàn? (19/8/2021)
- Triệu chứng nhiễm biến thể Delta khác gì trước đây? (16/8/2021)
- Gây nên làn sóng dịch lớn chưa từng có, virus Delta nguy hiểm như thế nào? (16/8/2021)
- Túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà (16/8/2021)
- Bộ Y tế: Ngừng phun khử khuẩn lên người, quần áo, đồ phòng hộ (13/8/2021)
- Những đối tượng nào phải trì hoãn tiêm chủng? (11/8/2021)
- Khi cách ly F0 tại nhà, cần chuẩn bị những thuốc gì? (11/8/2021)
- Lý do không nên hút thuốc lá sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (11/8/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều