Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Cập nhật: 15/10/2021 | 9:24:21 AM

Hiện tại, vắc xin Pfizer được tiêm phổ biến cho trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên ở nhiều nước.

Kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các bậc cha mẹ bắt đầu lo lắng về nguy cơ con cái bị bệnh.

Hiện nay, đã có nhiều nước sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12 tuổi như Mỹ, Pháp, Italy, Đức, Tây Ban Nha, Israel… Trong khi đó, Cuba tiêm chủng vắc xin Soberana cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. 

Vắc xin Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc cũng được sử dụng tiêm cho trẻ ở nhiều lứa tuổi tùy quy định của từng nước. Trung Quốc, UAE phê duyệt vắc xin Sinopharm cho trẻ từ 3 tuổi. Ở Chile, trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể tiêm Sinovac.

Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Ảnh minh họa: Times of India

Trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ” nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với bệnh tật, thuốc men và tiêm chủng - vì vậy, nỗi lo của các phụ huynh là điều bình thường. Bên cạnh đó, có nhiều tin đồn liên quan tới Covid-19, đặc biệt xung quanh các tác dụng phụ của vắc xin.

Covid-19 tác động tới trẻ em như thế nào?

Trên thực tế, nhiều trẻ em không có triệu chứng, không trở nặng khi nhiễm Covid-19 như người lớn. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể nhiễm bệnh.

Tính đến tháng 10, ở Mỹ, đã có hơn 6 triệu trẻ nhiễm Covid-19. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, trẻ em chiếm 26,7% tổng số ca bệnh.

Trẻ em trong độ tuổi đi học (dưới 17 tuổi) có nguy cơ cao tiếp xúc với nguồn bệnh mỗi ngày. Tất nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc các chính sách của nhà trường.

Một nghiên cứu cho thấy trường học có nguy cơ bùng phát dịch cao hơn 3,5 lần nếu không yêu cầu đeo khẩu trang.

Mức độ bệnh tật

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ 1 đến 2% số trẻ em nhiễm Covid-19 phải nhập viện. Tuy nhiên, 30% số bệnh nhi này cần được chăm sóc tích cực. Bệnh nhi chỉ chiếm 1% tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Mỹ.

Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ mắc các bệnh nền như tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch dễ trở nặng hơn khi nhiễm Covid-19.

Tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi chưa tiêm phòng phải nhập viện cao gấp 10 lần so với trẻ đã được tiêm đầy đủ.

Các loại vắc xin hiện có dành cho trẻ nhỏ

Hiện nay, vắc xin Pfizer đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi trở lên và có giấy phép sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi (liều lượng giống người lớn 30mcg, tiêm cách nhau 3 tuần).

Các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành ở nhóm từ 6 tháng đến 11 tuổi.

Chương trình thử nghiệm vắc xin dành cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã hoàn tất với dữ liệu từ giai đoạn 2 và 3 cho thấy vắc xin an toàn và hiệu quả. Theo đó, mỗi trẻ tiêm 2 liều, mỗi liều 10mcg, cách nhau 3 tuần.

Pfizer đã đệ trình dữ liệu ban đầu của mình lên FDA vào tháng 9 cho nhóm tuổi trên và yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Moderna và Johnson & Johnson đang thử nghiệm vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Tác dụng phụ của vắc xin với trẻ em

Không phải tất cả mọi người đều bị tác dụng phụ và một số trẻ em sẽ không bị bất kỳ tác dụng phụ nào.

Nhưng nếu trẻ gặp phải các phản ứng sau tiêm, biểu hiện sẽ tương tự ở người lớn như đau nhức tại chỗ tiêm, mệt, nhức đầu, ớn lạnh, đau cơ, sốt. Những tác dụng phụ này thường biến mất sau khoảng 48 giờ.

Có hai tác dụng phụ hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở thanh thiếu niên (chủ yếu là nam giới). Biển hiện là tức ngực, khó thở, tim đập nhanh.

Nhưng các chuyên gia cho biết, có nhiều nguy cơ bị viêm cơ tim khi mắc bệnh Covid-19 hơn so với việc tiêm vắc xin.

Nếu nguy cơ trở nặng thấp, tại sao phải tiêm vắc xin cho trẻ?

Tiêm phòng rất quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch. Ngay cả trẻ em mắc bệnh nhẹ cũng truyền bệnh cho người khác.

Ngoài ra, trẻ em không được tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 và trở nặng nghiêm trọng dù không có bệnh nền.

(Nguồn: vietnamnet.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014