Thai phụ sau tiêm vaccine Covid-19 cần làm gì?
Cập nhật: 7/10/2021 | 7:49:11 AM
Phụ nữ mang thai không được ở một mình trong ba ngày đầu sau tiêm, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt, tạo tâm lý thoải mái để đáp ứng miễn dịch tốt nhất.
Thai phụ được coi là nhóm đối tượng đặc biệt khi tiêm vaccine Covid-19. Cơ thể bà bầu phải chịu gánh nặng gấp đôi; thận, gan, hệ tim mạch và hệ hô hấp hoạt động với cường độ mạnh hơn. Sau tiêm, họ gặp phản ứng phụ giống người bình thường như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau khớp, tăng cảm giác đau, sưng, đỏ, bồn chồn... Do đó, tiêm vaccine Covid-19 trên phụ nữ mang thai cần rất thận trọng, theo dõi, xử trí kịp thời nếu có phản ứng phụ nặng.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Ánh, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khuyến cáo ba ngày đầu tiên sau tiêm vaccine Covid-19 bà bầu không nên ở một mình do đây là thời gian cơ thể thường xuất hiện phản ứng phụ. Thai phụ chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để đáp ứng miễn dịch tốt nhất sau tiêm vaccine.
Phụ nữ mang thai ở Hà Nội tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Giang Huy.
Nếu sốt dưới 38,5 độ sau tiêm, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm, uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau thông thường chứa paracetamol theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp không hạ sốt hoặc sốt cao hơn 39 độ, thai phụ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Trường hợp sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, theo dõi sức khỏe. Nếu sưng to hơn, các triệu chứng không giảm, thai phụ đi khám ngay. Không bôi, đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm các thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ...
Bà bầu có lịch tiêm vaccine uốn ván, sởi, nên sắp xếp để tiêm trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Miễn dịch cơ thể kéo dài bao lâu sau khỏi Covid-19? (5/10/2021)
- Bão Cytokine tấn công người trẻ mắc COVID-19 (30/9/2021)
- Bệnh COVID-19 tấn công những bộ phận nào của cơ thể? (23/9/2021)
- 8 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình mùa dịch COVID-19 (23/9/2021)
- Điểm đặc biệt ở hệ miễn dịch giúp trẻ nhiễm Covid-19 ít trở nặng (22/9/2021)
- Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin (21/9/2021)
- Viêm phổi COVID-19, triệu chứng và những điều cần biết (20/9/2021)
- Chuyên gia virus đưa ra 4 yếu tố chặn đứng Covid-19 (17/9/2021)
- F0 đã khỏi bệnh duy trì miễn dịch được bao lâu? (16/9/2021)
- Các lý do dẫn đến nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin (15/9/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều