Đối tượng dễ trở nặng khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin
Cập nhật: 21/9/2021 | 9:31:25 AM
Nam giới, người cao tuổi, đặc biệt là người ghép thận, mắc bệnh hồng cầu, có khả năng cao phải nhập viện khi nhiễm Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Các chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) đã sử dụng dữ liệu vắc xin để cập nhật một chương trình mà họ phát minh vào năm 2020 nhằm tìm ra đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất khi nhiễm Covid-19.
Thuật toán mới cho thấy những người được ghép thận, mắc hội chứng Down hoặc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm dễ trở nặng dù đã chủng ngừa đầy đủ.
Vắc xin giúp giảm khả năng phải nhập viện hoặc tử vong cho họ nhưng mức độ bảo vệ không mạnh như ở các nhóm người khác.
Ảnh minh họa: Paho
Ngoài các đối tượng kể trên, những yếu tố nguy cơ phổ biến chính ở nhóm đã tiêm vắc xin tương tự ở nhóm chưa tiêm. Đó là tuổi cao, giới tính nam và các nhóm dân tộc thiểu số có liên quan đến tỷ lệ sống sót kém hơn.
Giáo sư Carol Coupland, chuyên gia thống kê y tế tại Đại học Nottingham, cho biết: “Nhìn chung, rủi ro nhiễm và trở nặng Covid-19 của người đã tiêm thấp hơn nhiều so với trước khi tiêm nhưng vắc xin vẫn chưa loại bỏ hoàn toàn sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng”.
Các tình trạng khác khiến một người có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn mức trung bình dù đã tiêm đủ 2 mũi là bệnh nhân hóa trị, bị HIV, sa sút trí tuệ hoặc Parkinson.
Những người gốc Ấn Độ hoặc Pakistan cũng có tỷ lệ mắc bệnh nặng cao hơn.
Công cụ tính toán nguy cơ của Đại học Oxford sử dụng số liệu từ 5,2 triệu người Anh đã được tiêm chủng. Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh dựa trên công cụ này để đánh giá bệnh nhân nào cần phải thận trọng hơn.
Trong thời kỳ đỉnh dịch, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp trên để quyết định xem ai nên nằm trong danh sách cần bảo vệ.
Những người được xác định có nguy cơ cao sẽ tiêm vắc xin tăng cường vào mùa thu hoặc mùa đông này. Riêng ở Anh, có khoảng 30 triệu người trưởng thành được tiêm liều thứ ba.
Giáo sư Penny Ward, Đại học King’s College London, không tham gia vào nghiên cứu, đánh giá: “Chúng ta đã biết rằng, mặc dù có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh và trở nặng nhưng chủng ngừa không có hiệu quả 100%. Khả năng bệnh sẽ chuyển nặng nghiêm trọng hơn ở một số nhóm người nhất định dù đã tiêm đủ 2 mũi”.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Viêm phổi COVID-19, triệu chứng và những điều cần biết (20/9/2021)
- Chuyên gia virus đưa ra 4 yếu tố chặn đứng Covid-19 (17/9/2021)
- F0 đã khỏi bệnh duy trì miễn dịch được bao lâu? (16/9/2021)
- Các lý do dẫn đến nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin (15/9/2021)
- Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid-19 (13/9/2021)
- Khả năng chống biến thể Delta của 3 loại vắc xin phổ biến (13/9/2021)
- Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả? (10/9/2021)
- Lý do vắc xin Pfizer ít tác dụng phụ hơn (10/9/2021)
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (8/9/2021)
- 4 lời khuyên hữu ích để chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vaccine COVID-19 (8/9/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều