Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?
Cập nhật: 10/9/2021 | 1:04:36 PM
Một số người hoàn toàn không có phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19, trong khi nhiều người khác sốt, đau đầu, mỏi cơ.
Tiến sĩ Chris Thompson, nhà miễn dịch học ở Khoa Sinh học của Đại học Loyola (Mỹ), nhận định: “Ngay cả khi bạn không xuất hiện phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine, bạn vẫn có thể có phản ứng miễn dịch bảo vệ tốt”.
Mặc dù các tác dụng phụ sau tiêm như đau nhức cơ, sốt hoặc mệt mỏi là những dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động, tuy nhiên, việc không xuất hiện phản ứng phụ không có nghĩa việc tiêm vaccine vô giá trị.
Trong các thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna, một lượng đáng kể những người tham gia không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng họ vẫn được bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2.
Tại sao mọi người phản ứng khác nhau?
Hệ miễn dịch của con người phản ứng theo những cách khác nhau, trong đó, một số hình thành phản ứng thể chất cao hơn khi tiêm chủng.
Theo Tiến sĩ Thompson, mọi người phản ứng khác nhau với vaccine do những yếu tố như sức khỏe, tuổi tác, giới tính, khả năng miễn dịch, di truyền, dinh dưỡng, môi trường và việc sử dụng thuốc chống viêm.
Ngoài ra, cũng có sự băn khoăn về việc liệu những người bị suy giảm miễn dịch có được bảo vệ sau khi tiêm chủng hay không. Tiến sĩ Thompson giải thích, những người bị suy giảm miễn dịch vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định nhưng có ít kháng thể hơn và tốc độ sinh kháng thể chậm.
Các loại vaccine khác cũng có tác dụng phụ
Vaccine được thiết kế để có ít hoặc không có phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng.
Các loại vaccine cúm, sởi, quai bị, rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván… đều có khả năng gây phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân./.
(Nguồn: vov.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn tối cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Lý do vắc xin Pfizer ít tác dụng phụ hơn (10/9/2021)
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (8/9/2021)
- 4 lời khuyên hữu ích để chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vaccine COVID-19 (8/9/2021)
- Các triệu chứng Covid-19 có thể kéo dài mãi mãi (8/9/2021)
- Người đã tiêm vaccine cần chuẩn bị thêm gì để phòng dịch hiệu quả? (2/9/2021)
- Cách để không lây nhiễm SARS-CoV-2 khi sống cùng F0 (2/9/2021)
- Khả năng chống lại biến thể Delta của vắc xin như thế nào? (2/9/2021)
- Bộ Y tế: F0 không được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà (31/8/2021)
- Tránh lây nhiễm khi đi tiêm vaccine như thế nào? (31/8/2021)
- Biến thể Delta nguy hiểm đến thế nào? (30/8/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều