Các lý do dẫn đến nhiễm Covid-19 dù đã tiêm vắc xin
Cập nhật: 15/9/2021 | 9:11:40 AM
Vắc xin phai dần theo thời gian, virus tiến hóa đột phá sẽ khiến người đã chủng ngừa đầy đủ vẫn mắc bệnh.
Không có cách nào tốt hơn để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19 là tiêm chủng. Vắc xin Covid-19 đã làm giảm đáng kể các trường hợp bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, ghi nhận về những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn bị nhiễm Covid-19 đang thách thức nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu.
Ảnh minh họa
Khá nhiều loại vắc xin chống lại Covid-19 được báo cáo có hiệu quả hơn 90%. Nhưng không có loại nào cung cấp khả năng bảo vệ 100% ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 đang đột biến và tạo ra các biến thể mới.
Vì vậy, trong một tình huống thuận lợi, virus sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ của vắc xin được gọi là nhiễm trùng đột phá. Hiện tượng này thường phát sinh 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2 của vắc xin.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ cũng khuyến cáo: "Mặc dù vắc xin được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp nhiễm Covid-19 đột phá, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm".
Người đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid-19 có thể do các lý do:
- Việc chủng ngừa chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu (đặc biệt với người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư, tuổi cao...)
- Khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp giảm theo thời gian
- Virus tiến hóa để đột phá
Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, 87% ca nhiễm Covid-19 đột phá ở Ấn Độ do các biến thể gây ra. Chỉ có 9,8% số ca bệnh phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 0,4%.
Trong khi đó, tờ New York Times đánh giá tỷ lệ nhiễm Covid-19 sau tiêm vắc xin ở Mỹ khoảng 1/5.000 người, thậm chí thấp hơn trong cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá
Khảo sát gần 600 người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc Covid-19 ở Ấn Độ, 71% bệnh nhân có triệu chứng, số còn lại không có biểu hiện bệnh.
Các triệu chứng phổ biến là sốt (69%), kế tiếp là đau mỏi người, đau đầu, nôn mửa (56%), ho (45%), đau họng (37%), mất vị giác, khứu giác (22%), đi ngoài (6%), khó thở (6%), sưng tấy (1%).
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid-19 (13/9/2021)
- Khả năng chống biến thể Delta của 3 loại vắc xin phổ biến (13/9/2021)
- Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả? (10/9/2021)
- Lý do vắc xin Pfizer ít tác dụng phụ hơn (10/9/2021)
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (8/9/2021)
- 4 lời khuyên hữu ích để chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vaccine COVID-19 (8/9/2021)
- Các triệu chứng Covid-19 có thể kéo dài mãi mãi (8/9/2021)
- Người đã tiêm vaccine cần chuẩn bị thêm gì để phòng dịch hiệu quả? (2/9/2021)
- Cách để không lây nhiễm SARS-CoV-2 khi sống cùng F0 (2/9/2021)
- Khả năng chống lại biến thể Delta của vắc xin như thế nào? (2/9/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều