Tiêm phòng cúm vào mùa đông
Cập nhật: 25/11/2021 | 3:55:21 PM
Với tốc độ lây lan nhanh chóng, chủng virus thay đổi hàng năm là những nguyên nhân khiến chúng ta không kịp trở tay nếu mắc bệnh cúm mùa. Vì vậy, giải pháp phòng ngự trước bệnh cúm tốt nhất trước khi mùa Đông về chính là tiêm ngừa.
1. Giao mùa - thời điểm cúm mùa lây lan mạnh nhất trong năm
Thời tiết cả nước bắt đầu chuyển lạnh, nhiều nơi vẫn còn mưa nhiều, ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh cúm mùa phát triển và lây lan nhanh chóng.
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do các chủng virus cúm A, B, C và D gây ra. Chỉ với một cái bắt tay, trò chuyện, chạm vào các vật dụng mà người bệnh cúm trước đã sờ vào, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng là dễ dàng lây bệnh.
Không mất nhiều thời gian để ủ bệnh, chỉ sau khoảng 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi dữ dội, sổ mũi, nhạy cảm với ánh sáng, đau họng và ho, dạ dày khó chịu.
Chính vì bệnh cúm diễn tiến rất nhanh và dễ nhầm lẫn với bệnh lý lành tính khác là cảm lạnh khiến nhiều người chủ quan. Thực tế, khi mắc cúm nếu được phát hiện kịp thời, chăm sóc tốt có thể khỏi sau khoảng 1 tuần, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn trẻ và khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể là nguồn lây cho người lớn tuổi, người có bệnh nền (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường…), người có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, và trẻ em trong gia đình. Đây là những nhóm người rất dễ bị nhiễm bệnh nặng và xảy ra biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm mùa như viêm phổi, viêm phế quản nặng, suy đa nội tạng, thậm chí tử vong.
Điều này đã có các con số minh chứng. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong trung bình do cúm mùa là 0,5-1%, nhưng ở những người mắc bệnh hô hấp mạn tính như COPD thì tỷ lệ này tăng lên gấp 2-5 lần. Đặc biệt, nếu có nhiều bệnh đi kèm như vừa mắc bệnh tim vừa có bệnh phổi thì tỷ lệ tử vong có thể lên gấp 20-40 lần so với người khỏe mạnh.
Cúm mùa nguy hiểm, nhưng may mắn hơn các bệnh lý khác ở điểm đã có vaccine phòng ngừa. Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo, tiêm ngừa là biện pháp phòng ngừa cúm mùa hữu hiệu và an toàn nhất.
2. Vaccine cúm mùa tứ giá phòng bốn chủng virus
Tiêm phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân, mà còn cho gia đình và cộng đồng. Đây là giải pháp giúp giảm tỷ lệ nhập viện, ngăn chặn diễn biến nặng, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi, người mắc các bệnh lý mãn tính, suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, đối với phụ nữ mang thai việc tiêm ngừa cúm giúp "bảo vệ kép" cho cả mẹ và thai nhi, phòng tránh dị tật bẩm sinh.
Điều này đặc biệt quan trọng giữa bối cảnh dịch bệnh đang tạo nên sức ép lớn cho hệ thống y tế cùng nỗi lo "đồng nhiễm" cúm và Covid-19. Một mũi tiêm phòng cúm hằng năm không chỉ giúp bảo vệ cơ thể hữu hiệu mà còn mang lại giá trị kinh tế hơn so với việc phải điều trị biến chứng do cúm mùa gây ra.
Vaccine cúm đã có lịch sử phát triển và kiểm chứng an toàn hơn 7 thập kỷ qua. Năm 2021, vaccine ngừa cúm mùa ở Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và bắt kịp xu hướng hội nhập của thế giới khi có thêm dòng vaccine tứ giá giúp tăng cường thêm khả năng phòng bệnh và bảo vệ rộng hơn cho cả gia đình.
Nếu như các loại vaccine cúm tại Việt Nam trước đây chỉ phòng được 3 chủng virus cúm (2 chủng cúm A, 1 chủng cúm B) thì nay vaccine tứ giá mới sẽ giúp bảo vệ chúng ta trước 4 chủng virus cúm (2 chủng cúm A, 2 chủng cúm B). Điều này là rất cần thiết, bởi qua kết quả nghiên cứu dịch tễ học về sự thay đổi kháng nguyên bề mặt cũng như về sự phân bố các chủng virus cúm trên toàn cầu cho thấy vai trò của virus cúm B đang tăng lên và khó dự đoán chủng nào sẽ lưu hành trội hơn.
Vaccine cúm tứ giá hiện nay được đánh giá cao, không những an toàn (cho cả phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính như tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, trẻ em…) mà còn sinh miễn dịch tốt và ít tác dụng phụ ngoại ý muốn hơn các thế hệ cũ. Đồng thời, có thể tiêm với các vaccine khác mà không gây tương tác.
3. Vì sao bạn nên chủ động tiêm phòng vaccine cúm?
Ở nước ta, theo nghiên cứu dịch tễ học, cúm mùa thường đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Nhưng thực tế, dịch cúm có thể xuất hiện quanh năm, thường gặp nhất là vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết lạnh như mùa Đông.
Trong khi đó, vaccine ngừa cúm có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến trên 90% và thường kéo dài trong một năm. Chỉ một mũi tiêm hàng năm giúp giảm khả năng mắc bệnh, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và tử vong. Vì vậy, trong thời điểm nhạy cảm về dịch bệnh, đặc biệt khi Covid-19 lây lan nhanh với nhiều biến chủng nguy hiểm, người dân nên chủ động tiêm ngừa cúm.
Tiêm phòng cúm trong giai đoạn hiện tại rất quan trọng. Người lớn, trẻ em hãy đến ngay các trung tâm tiêm chủng, trung tâm y tế dự phòng gần nhất để chủng ngừa cúm hàng năm nhằm bảo vệ bản thân và gia đình.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Cao điểm mùa cúm: Làm thế nào để biết bạn mắc cúm hay Covid-19? (23/11/2021)
- Các triệu chứng của Covid-19 ngày càng giống cảm lạnh (16/11/2021)
- Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19 (16/11/2021)
- Mức nguy hiểm của biến thể Delta so với chủng virus nCoV gốc (11/11/2021)
- Vắc xin Covid-19 có đủ sức ngăn ngừa biến thể Delta lây lan? (8/11/2021)
- Cách đảm bảo an toàn trước dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện mới (3/11/2021)
- Tiêm vaccine giúp bảo vệ cao hơn so với nhiễm bệnh tự nhiên (1/11/2021)
- Những phản ứng trẻ có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19 (1/11/2021)
- Mệt mỏi do COVID-19: Ứng phó thế nào? (29/10/2021)
- Viêm mũi dị ứng Nguyên nhân, điều trị, cách phân biệt và phòng tránh (28/10/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều