Tiêm vaccine giúp bảo vệ cao hơn so với nhiễm bệnh tự nhiên
Cập nhật: 1/11/2021 | 9:39:35 AM
Nghiên cứu của CDC cho thấy những người từng mắc Covid-19 chưa tiêm vaccine có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 5 lần so với người đã tiêm cả hai liều Pfizer hoặc Moderna.
Tiến sĩ Rochelle P. Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết: "Chúng ta đã có thêm bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của vaccine, ngay cả khi đã bị nhiễm nCoV trước đó".
Khi Mỹ ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng, câu hỏi người từng nhiễm nCoV có nhất thiết phải tiêm vaccine hay không trở nên sôi nổi. Các nhà khoa học kêu gọi người từng mắc Covid-19 tiêm vaccine, lưu ý rằng độ bền của miễn dịch tự nhiên phụ thuộc nhiều vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ nghiêm trọng của Covid-19 ban đầu.
Trong nghiên cứu, CDC đã kiểm tra của khoảng 7.000 người nhập viện trong năm nay tại 9 bang và xem xét số ca nhiễm nCoV. Họ nhận thấy tỷ lệ dương tính ở bệnh nhân từng mắc Covid-19 chưa tiêm chủng, cao hơn người đã tiêm chủng.
Tuy nhiên, các tác giả cũng cảnh báo nghiên cứu có một số lỗ hổng nhất định trong dữ liệu bệnh nhân. Công trình không xét đến những trường hợp dương tính chưa nhập viện với mức độ triệu chứng khác nhau và người đã tiêm chủng từng nhiễm nCoV trước đó.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tại một phòng khám ở thành phố Portland, Mỹ, tháng 9/2021. Ảnh: NY Times
Kết quả của CDC tương đồng với một nghiên cứu ở Israel, cho thấy người đã tiêm chủng được bảo vệ tốt hơn so với người từng nhiễm nCoV. Nhìn chung, theo nhà khoa học, các nghiên cứu về vấn đề này cho kết luận trái ngược nhau.
Song giới chuyên gia rút ra được một mô hình chung: hai liều vaccine mRNA tạo lượng kháng thể đáng tin cậy hơn nhiễm nCoV. Song các kháng thể từ nhiễm bệnh tự nhiên đa dạng hơn, có khả năng cao chống biến chủng.
Dù tác động ra sao, bác sĩ cảnh báo việc phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên là rất nguy hiểm và không chắc chắn. Không phải ai cũng sống sót sau nhiễm nCoV, một số tử vong vì phản ứng miễn dịch quá mạnh mẽ. Cách tốt nhất để ngăn chặn Covid-19, bao gồm cả các biến thể là tiêm chủng và tuân thủ 5K như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách...
(Nguồn: vnexpress.net)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Những phản ứng trẻ có thể gặp sau tiêm vắc xin Covid-19 (1/11/2021)
- Mệt mỏi do COVID-19: Ứng phó thế nào? (29/10/2021)
- Viêm mũi dị ứng Nguyên nhân, điều trị, cách phân biệt và phòng tránh (28/10/2021)
- Mức độ nguy hiểm của biến thể họ hàng với Delta xuất hiện ở 28 nước (25/10/2021)
- Chứng mất khứu giác, vị giác ở bệnh nhân COVID-19: Tự khỏi hay cần điều trị? (22/10/2021)
- Biến thể AY.4.2 có nguy cơ dễ lây lan hơn Delta đã xuất hiện tại Mỹ (21/10/2021)
- Israel phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể phụ của chủng Delta (20/10/2021)
- Yếu tố khiến người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19 (19/10/2021)
- Tiêm vắc xin cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý gì? (19/10/2021)
- Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 cho trẻ em (15/10/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều