5 bước mới nhất trong phòng ngừa ung thư vú
Cập nhật: 20/11/2017 | 11:53:03 AM
Tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm 38% kể từ năm 1989. Nhờ những tiến bộ trong phát hiện và điều trị, người bệnh không chỉ sống lâu hơn mà còn chỉ cần phẫu thuật và trị liệu ít xâm nhập hơn. Hãy tìm hiểu thêm về những đột phá này, cùng với những hành động để làm giảm nguy cơ.
Không phải ai cũng cần phẫu thuật
Mỗi năm có hơn 50.000 phụ nữ Mỹ có chẩn đoán ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS), trong đó các tế bào bất thường được tìm thấy trong các ống dẫn sữa trong vú.
Bệnh thường được điều trị bằng phẫu thuật đoạn nhũ hoặc phẫu thuật bóc khối u (thường kèm theo xạ trị, nhưng không luôn như vậy). Nhưng một nghiên cứu vào năm 2015 trên tạp chí JAMA Surgery thấy rằng những phụ nữ có DCIS độ thấp không phẫu thuật có tỷ lệ sống thêm tương đương với tỷ lệ ở những người đã phẫu thuật. Và một thử nghiệm mới tại nhiều trung tâm ở Mỹ sẽ so sánh kết quả ở những phụ nữ DCIS đã phẫu thuật với những người được theo dõi cẩn thận bằng việc đi khám bác sĩ và chụp nhũ ảnh định kì (một phương pháp được gọi là giám sát chủ động).
Cần biết rằng khả năng DCIS tiến triển thành ung thư xâm lấn rất khác nhau giữa mỗi người. Trong khi hầu hết các bác sĩ vẫn đề nghị phẫu thuật đoạn nhũ hoặc bóc khối u đối với DCIS độ trung bình hoặc cao, một số bác sĩ có thể cho phép giám sát chủ động đối với DCIS độ thấp.
Phẫu thuật đoạn nhũ hoặc bóc khối u vẫn được coi là chuẩn điều trị. Nhưng nếu băn khoăn về việc liệu mính có thật cần thiết phải phẫu thuật không, người phụ nữ có thể thảo luận với bác sĩ về những lựa chọn giám sát chủ động không phẫu thuật đang được nghiên cứu.
Chụp nhũ ảnh vẫn là vấn đề
Chụp nhũ ảnh đã ra đời được gần nửa thế kỷ, nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi, mặc dù đã được chứng minh là làm giảm tử vong do ung thư vú. Trong khi nhiều tổ chức như Hội Ung thư Mỹ, Nhóm chuyên trách Dịch vụ Dự phòng Mỹ, và Hội Sản Phụ khoa Mỹ nhất trí rằng phụ nữ cần chụp nhũ ảnh, thì họ lại chưa thống nhất về việc nên bắt đầu chụp khi nào và định kỳ bao lâu chụp một lần.
Tóm lại: Không có hướng dẫn chung nào có thể thay thế cho lời khuyên cụ thể từ bác sĩ, có tính đến các yếu tố nguy cơ cá nhân của bạn. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ - ít nhất là trước tuổi 40, hoặc sớm hơn nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư - về những ưu và nhược điểm của việc chụp nhũ ảnh hàng năm.
Những tiến bộ mới cứu sống người bệnh
Lĩnh vực nóng nhất của nghiên cứu ung thư là liệu pháp miễn dịch, một loại điều trị khai thác đáp ứng miễn dịch của cơ thể để phá huỷ tế bào ung thư. Nó đặc biệt hứa hẹn đối với việc điều trị ung thư vú bộ ba âm tính, một dạng đặc biệt hung hãn của ung thư vú. Nhưng các đột phá khác đã giúp giảm tỷ lệ tử vong, bao gồm các liệu pháp trúng đích cho ung thư vú HER2 dương tính (khoảng 20% bị dạng ung thư vú “hiếu chiến” này) và một nhóm thuốc gọi là chất ức chế CDK4/6, giúp điều trị một týp ung thư vú giai đoạn muộn bằng cách ngăn chặn những protein tế bào cho phép các khối u phát triển.
Điểm mấu chốt: Những tiến bộ này sẽ tăng tỷ lệ sống thêm cho bệnh nhân trong những năm tới.
Ai nên làm xét nghiệm gen?
Có tới 10% số ca ung thư vú là do đột biến ở hai gen, BRCA1 và BRCA2, cũng có liên quan với ung thư buồng trứng, tụy, và tuyến tiền liệt. Xét nghiệm gen cũng có thể tìm những đột biến gen khác làm tăng nguy cơ ung thư vú, như PALB2. Các bác sĩ không khuyên sàng lọc cho tất cả phụ nữ, nhưng dưới đây là lúc bạn nên cân nhắc việc này.
1. Có chẩn đoán ung thư vú trước 45 tuổi, hoặc bị ung thư vú bộ ba âm tính trước 60 tuổi, hoặc bị ung thư buồng trứng ở bất kì độ tuổi nào.
2. Có một người thân trong gia đình có đột biến BRCA1/2.
3. Có một trong những yếu tố sau trong tiền sử gia đình: có 2 hoặc nhiều người thân bị ung thư vú hoặc ung thư tụy, có 1 người thân bị ung thư buồng trứng, có một người thân được chẩn đoán dưới 50 tuổi, hoặc là trường hợp ung thư vú ở nam giới.
4. Là người gốc Do Thái Ashkenazi (Đông Âu) và có một người thân gần gũi trong gia đình mang chẩn đoán ung thư vú, buồng trứng hoặc ung thư tụy.
Đừng quá lo lắng
Một lần cần nhắc lại rằng, những điều dưới đây sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư vú:
IVF. Một nghiên cứu năm 2016 trên hơn 25.000 phụ nữ thấy rằng nguy cơ ung thư vú không tăng ở những người làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Uống cà phê. Nếu có, nó có thể làm giảm nguy cơ sau mãn kinh, theo một nghiên cứu năm 2015.
Stress. Phụ nữ báo cáo cảm giác thường xuyên hoặc liên tục bị stress trong 5 năm trước đó không có nguy cơ cao hơn những người không bao giờ hoặc đôi khi bị stress, theo một nghiên cứu của Anh năm 2016.
Áo ngực. Không có vấn đề gì về kích thước, kiểu và việc mặc áo ngực thường xuyên: Nghiên cứu năm 2014 trên 1.044 phụ nữ sau mãn kinh đã có chẩn đoán ung thư vú kết luận rằng thói quen mặc áo ngực không đóng vai trò gì.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 7 dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc (18/11/2017)
- Thời tiết chuyển mùa, bệnh mề đay tái phát (17/11/2017)
- Những điều cần biết về u tuyến giáp (11/11/2017)
- Phòng bệnh xương khớp lúc chuyển mùa (8/11/2017)
- Những dấu hiệu này sẽ giúp bạn nhận biết đó là cơn ho thông thường hay là dấu hiệu của bệnh cực nguy hiểm (5/11/2017)
- 7 quan niệm sai lầm thường gặp về bệnh cơ xương khớp (3/11/2017)
- Cảnh giác với 5 dấu hiệu sớm của ung thư phổi (2/11/2017)
- Một số bệnh tấn công da mùa hanh khô (31/10/2017)
- 9 cách giúp bạn giảm nhẹ cơn đau khớp (30/10/2017)
- Cách chữa trị đau lưng (29/10/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều