Tràn khí màng phổi, nguyên nhân và cách điều trị
Cập nhật: 15/12/2017 | 3:35:16 PM
Tràn khí màng phổi thường gặp ở người trưởng thành do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi xuất hiện với nhiều lý do phức tạp khác nhau có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Nguyên nhân tràn khí màng phổi khá nhiều: do nhiễm trùng ở phổi (áp-xe phổi vỡ, lao phổi, viêm phế nang do vi rút, bụi phổi, bệnh khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vỡ bóng khí phế nang...), cơn hen suyễn nặng, hoặc do chấn thương lồng ngực gây xuyên thủng phổi, chấn thương gãy xương sườn làm thương tổn phổi hoặc áp-xe ở cơ quan khác vỡ tràn vào màng phổi (áp-xe cơ hoành...).
Một trong những nguyên nhân chủ yếu (chiếm đến 40%) tràn khí màng phổi do bệnh lao phổi gây ra. Ngoài ra, tràn khí màng phổi có thể do một số thủ thuật như chọc dò, nội soi phế quản, dẫn lưu màng phổi...
Triệu chứng tràn khí màng phổi
Đầu tiên là cảm giác đau ngực dữ dội như xé phổi làm bênh nhân không dám thở sâu. Bệnh nhân ho dữ dội càng làm cảm giác đau thêm trầm trọng. Bệnh nhân có thể bị choáng (tái xanh người, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, nông, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, tinh thần hốt hoảng, lo âu), sau vài giờ triệu chứng giảm dần.
Những triệu chứng sốc này dần dần giảm cùng với các triệu chứng đau và khu trú ở vùng xương bả hay dưới núm vú.
Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác khó thở, người bệnh thường ở trong tình trạng sốc. Nếu tràn khí màng phổi không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch do xẹp phổi, suy hô hấp.
Biến chứng của tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi có thể gây xẹp phổi, suy hô hấp, tràn khí dưới da nhưng đáng lo ngại nhất là tràn khí màng phổi trung thất. Bởi vì, các động mạch, tĩnh mạch phổi, quai động mạch chủ, các dây thần kinh trong khu vực trung thất, tim bị khí trực tiếp đè ép gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Đặc biệt tràn khí trung thất gặp ở bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn.
Điều trị tràn khí màng phổi
Đầu tiên phải chống khó thở cho bệnh nhân bằng cách nằm các tư thế nửa nằm nửa ngồi. Bệnh nhân tránh vận động mạnh nằm im tại giường, tránh lo âu, xúc động và phải được yên tĩnh, ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu.
Bệnh nhân cần được hút khí ở màng phổi ra ngoài làm cho các nhu mô phổi giãn ra, tránh xẹp phổi gây suy hô hấp.
Khi người bệnh có triệu chứng tràn khí màng phổi hay bệnh phổi cần đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản (15/12/2017)
- Phòng viêm da cơ địa mùa lạnh (13/12/2017)
- Nhận biết dấu hiệu thoái hóa cột sống (13/12/2017)
- 12 dấu hiệu bệnh mà bạn phải “hỏi” mắt (8/12/2017)
- Cách phòng viêm thanh quản (8/12/2017)
- Đối phó với chứng đau khớp khi trời lạnh (4/12/2017)
- 7 liệu pháp trị đau đầu tại nhà hữu hiệu (4/12/2017)
- 8 sai lầm thường gặp ở người mất ngủ (28/11/2017)
- Cảnh giác bệnh liệt nửa mặt dễ xảy ra vào mùa đông xuân (24/11/2017)
- Các tế bào ung thư bắt đầu di căn như thế nào? (24/11/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều