Chế độ ăn cho bà mẹ sau sinh
Cập nhật: 21/12/2015 | 7:27:52 AM
Sau khi sinh con, người mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý để phục hồi sức khỏe và nuôi con bú. Dưới đây là những lời khuyên về chế độ ăn uống cho bà mẹ sau sinh.
Tăng cường hấp thu calo
Nhà dinh dưỡng học Shilpa Joshi nhấn mạnh về tầm quan trọng của bữa ăn lành mạnh không loại trừ dầu ăn và gia vị, trừ khi bác sĩ yêu cầu. Các mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng, ít nhất trong 6 tháng đầu tiên, nhất là khi cho con bú. Vì vậy, người mẹ cần ăn nhiều calo hơn thông qua các bữa ăn nhỏ, giàu protein.
Ăn thịt băm nhỏ trong súp và canh nhưng không bỏ quá nhiều gia vị hoặc dầu ăn.
Bổ sung sắt
Vì sản phụ mới sinh con bị mất máu nhiều, hàm lượng sắt trong cơ thể tạm thời mất cân bằng nên cần bổ sung nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu. Thiếu sắt dễ khiến sản phụ bị hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ kém, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Ăn nhiều rau bina có thể có lợi. Ngoài ra sản phụ nên ăn nhiều thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà, chuối, các loại đậu, rau có lá xanh đậm…
Bổ sung canxi
Người mẹ cần bổ sung nhiều canxi để tránh đau nhức, mệt mỏi và đáp ứng nhu cầu phát triển xương và răng của bé. Nếu bạn không dung nạp lactose và không thể uống sữa cũng như ăn các sản phẩm sữa, có thể bổ sung canxi theo cách khác. Mẹ nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như hải sản, cá (cá mòi, cá hồi), hạnh nhân, rau xanh đậm (súp lơ xanh, cải chíp, tỏi tây), nấm, đậu nành, quả kiwi, tôm, cua,…
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để tăng tiết sữa. Ngoài ra, các bà mẹ mới sinh thường sợ đau và nhịn đi tiểu hoặc đại tiện, điều này có thể dẫn tới táo bón. Các bà mẹ cho con bú không thể dùng thuốc để khắc phục tình trạng này nên cách tốt nhất là phòng ngừa bằng uống nước thường xuyên.
Không chỉ là nước, các bà mẹ cũng nên ăn nhiều chất lỏng từ súp, nước dừa, nước canh, trái cây…Chất lỏng giúp thải độc tố và duy trì sự ổn định của cơ thể.
Bổ sung sữa chua
Sữa chua không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn chứa các lợi khuẩn cần thiết giúp phòng tránh các nhiễm trùng đường tiết niệu.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 3 điều cực quan trọng những người giảm cân hiệu quả luôn thuộc lòng (10/12/2015)
- Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng (9/12/2015)
- Mẹo tính khẩu phần ăn cực chuẩn mà đơn giản (5/12/2015)
- Dầu-mỡ và sức khỏe trẻ em (3/12/2015)
- 7 loại dưỡng chất cơ thể thường thiếu (27/11/2015)
- Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ (26/11/2015)
- Các loại thực phẩm không nên ăn khi đói (23/11/2015)
- Ăn chay đúng sách mới hay! (15/11/2015)
- 10 thực phẩm không nên bỏ qua khi chuyển mùa (2/11/2015)
- Tác dụng chữa bệnh của nước râu ngô, lá vối, mã đề và những lưu ý khi dùng (28/10/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều