Sự thật về 3 quan điểm dinh dưỡng
Cập nhật: 4/3/2012 | 1:10:37 PM
Những thông tin sai lệch về dinh dưỡng có thể làm việc lựa chọn thực phẩm trở thành bài toán khó.
1. Thịt đỏ gây ung thư
Căn nguyên: Theo nghiên cứu năm 1986, các nhà khoa học Nhật Bản đã khám phá sự phát triển ung thư ở những con chuột được cho ăn những amin dị vòng, hợp chất này được sinh ra từ việc nấu kỹ ở nhiệt độ cao. Sau đó, cũng có một số nghiên cứu lớn khác đã chỉ ra mối liên quan giữa thịt và khả năng ung thư.
Nhưng khoa học thực sự chỉ ra điều gì? Không có mối liên quan giữa nguyên nhân (ăn thịt đỏ) và hậu quả (ung thư). Các nghiên cứu trên người cũng chưa có kết quả rõ ràng nào .
Điểm máu chốt: Về những lo ngại đối với thịt nướng, không cần thiết phải kiêng khem tuyệt đối, mà chỉ cần loại bỏ các phần bị cháy trước khi ăn.
2. Khoai lang tốt hơn khoai tây
Căn nguyên: Hầu hết các món từ khoai tây đều được chế biến ở nhiệt độ cao như khoai tây xào, chiên giòn v.v… Vậy nên loại rau củ này dường như gắn với chứng béo phì và nguy cơ tiểu đường. Trong khi khoai lang thường là luộc và cũng là loại củ giàu chất dinh dưỡng với chỉ số đường huyết thấp hơn.
Thực tế: khoai tây và khoai lang đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau nên không cần phải so sánh xem loại nào tốt hơn. Trong khoai lang thì có nhiều chất xơ và vitamin A nhưng khoai tây lại có hàm lượng các chất khoáng cần thiết cao hơn.
Điểm mấu chốt: Chính là hình thức chế biến khoai tây và khoai lang, bạn muốn luộc hoặc nấu canh hay chiên rán chứ không phải là ăn loại khoai nào.
3. Ăn nhiều protein gây hại cho thận
Căn nguyên: Năm 1983, các nhà nghiên cứu đầu tiên phát hiện ra rằng ăn nhiều protein sẽ làm tăng “tốc độ lọc cầu thận (GFR)” (khối lượng máu mà thận bạn phải lọc mỗi phút). Từ đó, các nhà khoa học cho rằng GFR cao sẽ khiến thận phải làm việc nhiều và dễ bị “stress”.
Tuy nhiên, sau đó khoảng 10 năm, các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện ra rằng trong một bữa ăn giàu protein có làm tăng GFR nhưng không ảnh hưởng quá xấu đến chức năng của thận. “Mặc dù có thể bạn đã nạp quá nhiều lượng protein khiến thận phải làm việc nhiều hơn nhưng không có nghĩa là gây tổn hại nhiều”, TS dinh dưỡng học Sonia Kakar (Ấn Độ) cho hay.
Điểm mấu chốt: Hãy ăn uống phù hợp với trọng lượng cơ thể và lượng protein vừa đủ (ví như cân nặng 60kg thì cần 180g protein mỗi ngày).
(Nguồn: Menshealth)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Món ăn cho người bệnh thận (25/2/2012)
- 5 thực phẩm giảm mỡ máu hiệu quả (24/2/2012)
- Suy thận cần nắm rõ kiến thức cơ bản về dinh dưỡng (22/2/2012)
- Thực phẩm xoa dịu cơn giận (21/2/2012)
- Vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ Hội nghị Xúc tiến đầu tư: Tất cả đã sẵn sàng (20/2/2012)
- Sướng miệng, khổ não bộ (20/2/2012)
- Thực phẩm bổ phổi (13/2/2012)
- Dinh dưỡng hợp lý để trẻ mọc răng nhanh (9/2/2012)
- Chế độ ăn phù hợp cho phụ nữ từng độ tuổi (4/2/2012)
- 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà chua (3/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều