Vì sao không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh?
Cập nhật: 1/12/2016 | 10:31:11 AM
Đến nay, các nước phương Tây quan niệm thức ăn nhanh là món ăn không tốt cho sức khỏe nhưng phong trào thức ăn nhanh vẫn ngập tràn ở Việt Nam và đối tượng sử dụng chủ yếu là trẻ em.
Làn sóng thức ăn nhanh - fast food như: gà KFC, bánh mì sandwich, bánh hamburger, nước ngọt, khoai tây chiên, pate, xúc xích, lạp xường... chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hội hè của trẻ, từ lứa tuổi mầm non đến tận khối phổ thông trung học. Có trẻ sau mỗi buổi chiều tan trường đều được cha mẹ cho ăn một phần thức ăn nhanh, sau đó về nhà ăn cơm tối tiếp. Có trẻ được thay thế bữa ăn tối bằng thức ăn nhanh với lý do trẻ thích ăn hoặc cha mẹ bận rộn không nấu ăn được. Với những trẻ này, thức ăn nhanh là món khoái khẩu mà các bé ưa thích.
Mối nguy do sự tiện lợi của fast food “mang” lại
Thức ăn nhanh được chế biến công nghiệp và bán công nghiệp. Thức ăn nhanh công nghiệp như bánh snack, khoai tây chiên giòn, nước ngọt, nước có gas, nước có thêm đường. Thức ăn nhanh bán công nghiệp như gà rán, hamburger, bánh pizza... là những thức ăn rất giàu năng lượng. Một phần gà rán có trên 400-450kcalo, một phần hamburger cũng 450-460 kcalo - tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.
Thức ăn nhanh chiếm lĩnh toàn bộ các bữa tiệc sinh nhật, liên hoan của trẻ.
Không thể phủ nhận thức ăn nhanh là tiện lợi, cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng hoạt động, học tập... nhưng nếu dùng thức ăn nhanh thường xuyên, thay thế cho những bữa ăn truyền thống sẽ có những tác hại đáng kể. Nếu đã ăn các bữa ăn chính mà lại ăn thêm thức ăn nhanh sẽ làm người sử dụng thừa năng lượng. Còn ăn thức ăn nhanh thay thế các bữa ăn truyền thống thì lâu dài sẽ thiếu các vitamin và khoáng chất. Bởi lẽ thức ăn nhanh có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Những người thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh dễ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu. Ăn nhiều thức ăn nhanh tuy bị béo phì nhưng vẫn bị thiếu các vi chất dinh dưỡng, có nghĩa là thức ăn nhanh là loại thức ăn không cân đối về dinh dưỡng, thức ăn nhanh rất giàu năng lượng, chủ yếu cung cấp từ chất béo, chất béo này từ động vật (heo, bò, gà...). Thực phẩm thường chiên từ dầu mỡ có nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho tim mạch do hàm lượng muối cao. Khi chiên rán ở nhiệt độ cao gần như các vitamin và khoáng chất đã bị phá hủy hết.
Vậy có nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh hay không?
Thỉnh thoảng cho trẻ ăn thức ăn nhanh thì được nhưng ăn thường xuyên thì không tốt vì những lý do đã phân tích ở trên. Thức ăn nhanh là nhu cầu của đời sống công nghiệp nhưng người tiêu dùng cần phải biết cân đối. Trong thức ăn nhanh có ít rau nên sau khi ăn cần phải ăn thêm trái cây, rau xanh. Khi mua phần ăn nên chọn phần có năng lượng phù hợp với nhu cầu của cơ thể mình và không nên ăn quá một lần mỗi tuần, đối với trẻ béo phì, người lớn thừa cân béo phì và mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu... thì không nên ăn. Phụ huynh nên tránh tạo thói quen xấu cho trẻ như dùng thức ăn nhanh để thưởng mỗi khi trẻ làm điều tốt, được điểm cao trong học tập... hoặc tập thói quen ăn hằng tuần.
Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất cho mỗi gia đình.
Bữa ăn truyền thống vẫn là tốt nhất đối với mỗi gia đình, vừa tốt cho sức khỏe, tiết kiệm, dù có bận rộn với công việc, người phụ nữ trong gia đình vẫn nên dành thời gian nấu những bữa ăn cân đối dinh dưỡng, ngon, bổ, rẻ cho những người thân yêu trong gia đình.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Top 5 thực phẩm chữa chứng khó tiêu (30/11/2016)
- Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Bổ sung sắt thế nào mới đúng? (29/11/2016)
- Vitamin D không hề giúp ngừa bệnh và những tranh cãi chưa có hồi kết (25/11/2016)
- 8 điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ăn loại thực phẩm ”lợi bất cập hại này” (22/11/2016)
- 10 thực phẩm tốt hệ miễn dịch (15/11/2016)
- 4 loại thực phẩm cần tránh khi bị ho (8/11/2016)
- Rau quả ”làm sạch” cơ thể như thế nào? (6/11/2016)
- Lúc ốm đau nên ăn hay nên nhịn? (29/10/2016)
- 6 thực phẩm cho ngày mới tràn năng lượng (26/10/2016)
- 10 lưu ý để rau quả giữ được nhiều dinh dưỡng nhất (23/10/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều