‘Bí kíp’ giúp người cao tuổi tránh trượt, ngã, hoặc gãy xương
Cập nhật: 5/11/2013 | 3:36:08 PM
Xương giòn và có nguy cơ loãng xương là những nguyên nhân khiến người già bị ngã khó và lâu hồi phục tổn thương.
1. Tập luyện để tránh ngã
Khi bị loãng xương, vẫn có cách tốt nhất để tránh ngã. Tập thể dục cải thiện sức bền, tính linh hoạt, và sự cân bằng - giúp bạn đứng vững trên đôi chân của mình. Hãy kiên trì với các hoạt động như đi bộ, hoặc bơi lội. Tiếp đến là các môn thể thao với nhiều động tắc uốn và xoắn như golf, hoặc những người có nguy cơ cao bị ngã, như trượt tuyết. Các chuyên gia thường khuyên tập thái cực quyền.
2. Thảo luận với bác sĩ
Nhiều thuốc và kết hợp thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc chóng mặt. Hãy cân nhắc mọi thứ với bác sĩ. Bạn vẫn cần những thuốc này? Bạn có thể dùng liều nhỏ hơn không? Bạn có nên chuyển sang thuốc? Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về các bệnh có thể khiến bạn loạng choạng. Những vấn đề ở mắt và tai đặc biệt có khả năng phá vỡ sự thăng bằng của bạn.
3. Cẩn thận khi bước đi
Hãy cẩn thận khi bạn bước. Nếu vỉa hè có vẻ trơn, bạn hãy đi bộ trên bãi cỏ. Nền lát bằng đá cẩm thạch hoặc sàn gạch có độ bóng cao nên có thể trơn, vì vậy hãy trải thảm khi có thể. Luôn chú ý đến các bề mặt không đồng đều, lề đường, và ngưỡng cửa cao.
4. Đi giày
Đi bằng chân trần hoặc đeo tất có thể làm tăng nguy cơ té ngã, vì vậy hãy đi giày ngay cả trong nhà. Chọn giày có gót thấp và đế chống trượt. Hãy chắc chắn rằng đôi giày của bạn phù hợp về kích cỡ. Thay những đôi dép đã bị giãn và lỏng. Thắt dây giày thật chặt.
5. Xếp đồ đạc gọn gàng
Sắp xếp đồ đạc để bạn có thể dễ dàng đi lại xung quanh nhà. Để chiếc bàn thấp, kệ đựng tạp chí, ghế đẩu, cây cảnh, dây điện và đường dây điện thoại tránh xa đường đi. Lấy bỏ các chướng ngại vật như hộp, báo chí, hay đống quần áo. Dọn sạch lá ngoài sân vườn để có lối đi thoáng gọn.
6. Đi chậm
Ở nhà, hãy dành thời gian bước ra khỏi giường hoặc khỏi ghế. Đừng vội vàng trả lời chuông cửa hoặc điện thoại. Nhiều vụ tai nạn xảy ra khi bạn đang vội. Khi bạn ra ngoài, không chạy vội vào thang máy hoặc cố gắng dùng chân hay cánh tay để chặn cửa thang máy. Hãy dành thời gian để bước cẩn thận. Không cần phải vội vàng.
7. Dùng các thiết bị an toàn
Hãy lắp các thanh vịn và thảm cao su trong phòng tắm. Gắn tay vịn ở hai bên cầu thang. Hãy chắc chắn rằng tất cả các thảm đều chống trượt. Nếu bạn phải dùng ghế thang, nên có tay vịn vững chắc. Không bao giờ được mượn của người khác ba-toong hoặc khung tập đi. Hãy chắc chắn những thiết bị này phù hợp với bạn.
8. Đảm bảo ánh sáng
Thị lực thay đổi khi chúng ta về già, khiến ta khó tránh những vật trở ngại và định hướng trong ánh sáng mờ. Vì vậy, hãy giữ cho phòng của bạn luôn đủ sáng. Cài đặt thiết bị chuyển mạch ánh sáng gần lối vào phòng và ở trên cùng và dưới cùng của cầu thang. Dự trữ nhiều đèn pin tiện dụng để phòng trường hợp mất điện. Mở màn cửa và rèm cửa suốt ngày để có nhiều ánh sáng hơn.
9. Coi chừng vật nuôi
Chó và mèo làm bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng chúng thường quẩn dưới chân bạn. Mỗi năm, ước tính khoảng 21.000 người cao tuổi phải vào phòng cấp cứu sau khi vấp phải vật nuôi. Đừng để vật nuôi ngủ ngay bên cạnh giường hoặc ghế của bạn, nơi bạn có thể đặt chân xuống để đứng dậy. Để đồ chơi và bát của vật nuôi ra khỏi lối đi. Lau sạch ngay nước và đồ ăn vương vãi của vật nuôi. Thậm chí bạn có thể đeo một cái chuông trên cổ vật nuôi để bạn biết khi chúng lại gần bạn.
10. Hạn chế uống rượu bia
Không có gì ngạc nhiên khi uống rượu nhiều có thể dễ té ngã hơn. Khi bạn uống rượu, bạn có thể không đứng vững trên đôi chân của bạn. Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây tổn hại sức khỏe của xương, hạn chế canxi hấp thụ vào xương, làm cho xương giòn hơn và dễ bị gãy xương. Nếu bạn khát nước, hãy uống 1 cốc sữa không béo giàu canxi, nước trái cây tăng cường, hoặc sinh tố làm từ sữa chua ít béo.
11. Cân nhắc thay kính
Kính hai tròng và ba tròng đôi khi có thể làm cho bạn khó nhìn thẳng phía trước. Đeo kính đơn tròng để đi bộ, leo cầu thang, và các hoạt động ngoài trời có thể giúp bạn nhìn rõ hơn và tránh té ngã. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa hàng năm để cập nhật đơn kính của bạn.
12. Học cách ngã
Ngay cả khi bạn ngã, cũng có nhiều cách để giảm nguy cơ bị tổn thương. Hãy nhớ điều này: lăn, không ngã! Nếu bạn bị trượt và không có gì để bám lấy, hãy bước nhanh một hoặc hai để lấy lại thăng bằng. Nếu không thể chống lại việc ngã, bạn cố gắng tránh để phần hông rơi xuống trước.
(Nguồn: tienphong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Xử trí sốt cao ở người cao tuổi (28/10/2013)
- Suy tuyến giáp ở người già (26/10/2013)
- Dinh dưỡng cho người cao tuổi (21/10/2013)
- Những bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi (17/10/2013)
- Nguyên nhân gây ho kéo dài ở người cao tuổi (14/10/2013)
- Bệnh tự miễn tăng theo tuổi tác (8/10/2013)
- Để khô khớp không làm phiền (7/10/2013)
- Xử trí ban đầu cho bệnh nhân cao tuổi (5/10/2013)
- Chế độ ăn uống chống lão suy (3/10/2013)
- Ăn gì để phòng chữa thoái hóa khớp? (30/9/2013)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều