Chăm sóc trẻ mùa đông - xuân
Cập nhật: 4/3/2012 | 1:15:42 PM
Trong thời khắc giao mùa giữa đông và xuân, bé rất hay bị nhiễm các bệnh ở đường hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa.
Bệnh đường hô hấp
Trong thời tiết se lạnh của mùa xuân, bé rất dễ bị sổ mũi, hắt hơi, viêm nhiễm đường hô hấp hay hen suyễn.
Cách phòng: Phương pháp tốt nhất là giữ ấm cho bé, ra ngoài nên đeo khẩu trang cho con. Trong nhà, có thể dùng vỏ bưởi, bồ kết đốt lên để lấy hơi ấm trong phòng.
Đồng thời, việc ăn uống, đặc biệt là bổ sung vitamin C cũng là một điều kiện tốt ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé. Hằng ngày, nên cho con uống nước cam, quýt, uống nhiều nước lọc. Nếu bé bị ho, cho bé uống trà ấm với lượng mật ong vừa đủ.
Bệnh đường tiêu hóa
Các bé thường ăn nhiều trong mùa đông, mùa xuân; vì thế, các bệnh liên quan đến dạ dày như tiêu chảy, tá tràng... rất dễ gặp.
Cách phòng: Cần giữ vệ sinh ăn uống, ăn sạch, uống sạch, dùng nước đã đun sôi. Nếu uống nước giải khát thì dùng loại đã qua tiệt trùng. Nên ăn các loại thức ăn nóng, ấm như canh nóng, bổ sung các loại gia vị làm ấm cơ thể như gừng, tỏi, tiêu...
Trong bữa ăn, cần bổ sung nhiều chất đạm, thịt, cá, rau đầy đủ để cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể... Tập cho bé có thói quen ăn uống đúng giờ quy định, ăn ít nhưng chia làm nhiều lần trong một ngày để tránh tình trạng đói. Và điều quan trọng, nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc đến đồ ăn.
Các bệnh truyền nhiễm
Mùa xuân, không khí còn ẩm, lạnh là môi trường tốt cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Đồng thời, ở bé, hệ miễn dịch còn kém, bắt bệnh rất nhanh. Đau mắt đỏ, dị ứng, nổi mề đay, viêm gan... xuất hiện với tần suất lớn. Nếu không phòng ngừa kịp thời, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Cách phòng: Cần giữ nhà cửa sạch sẽ, tắm rửa cho trẻ ít nhất 1 lần trong ngày. Ra đường nên giữ ấm chân, tay, cổ, nên đeo khẩu trang cho bé để ngăn chặn sự xâm nhập của phấn hoa vào tai, mũi, họng. Về chế độ ăn uống, cần ăn nhiều rau xanh như salad, xà lách, dưa chuột, canh ấm từ rau, các loại hoa quả như nho, cam, quýt... Trong khi chế biến thức ăn, lưu ý đến việc cho gừng và một ít tỏi để ngăn ngừa bệnh lây do virus gây ra.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Phòng ngừa dị ứng cho trẻ bằng dinh dưỡng (25/2/2012)
- Phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ (23/2/2012)
- Mẹo nói ngọt để lọt tai con (22/2/2012)
- Mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch cho con (21/2/2012)
- Những thói quen cực kì nguy hại cho trẻ (20/2/2012)
- Tìm cách chữa “bệnh” biếng ăn ở trẻ nhỏ (20/2/2012)
- Cân nặng khi sinh giúp dự đoán sức khỏe ở tuổi 60 (13/2/2012)
- 5 cách giúp trẻ tăng cường trí nhớ (13/2/2012)
- Đòn roi khiến trẻ hung hăng hơn (12/2/2012)
- Khi trẻ bị đau đầu (9/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều