Dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng
Cập nhật: 13/6/2012 | 8:38:33 PM
Dinh dưỡng mùa nóng cho trẻ luôn là thách thức lớn nhất với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Ngoài việc phải làm sao đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa qua đường ăn uống cũng là điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Bổ sung đủ dinh dưỡng và vi chất
Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, mùa hè với cái nóng oi bức luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Với các bé, điều này càng nặng nề vì các bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên cần đáp ứng đủ chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng nói chung thì cần chú ý đến những vi chất có từ thực phẩm hàng ngày. “Mùa hè, trẻ được nghỉ học nhưng lại tham gia vào nhiều sinh hoạt, trò chơi nên tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ”. Theo BS. Diệp, những ngày oi nóng như thế này cần cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, khẩu phần ăn có nhiều canh rau, ít dầu mỡ...
Món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ trước nguy co bệnh mùa nóng tấn công. |
Chú ý chế độ ăn để không mắc bệnh đường tiêu hóa
Mùa nóng, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm cũng như nước đá không tinh khiết. Cho đến nay, tiêu chảy cấp vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virút. BS.CKII. Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM lưu ý các bậc phụ huynh khi chăm trẻ cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trong chế biến cũng như bảo quản thức ăn cho trẻ nhằm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho trẻ. Nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là “ăn chín uống sôi”. Và thức ăn của bé khi đã chế biến cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh cũng cần biết nên bảo quản trong thời gian bao lâu và những thực phẩm gì nên, không nên trữ lâu trong tủ lạnh.
Các bác sĩ cho biết, trong mùa hè, nhiều trẻ nhập viện vì phụ huynh đi làm thường pha sẵn sữa cho vào tủ lạnh cho trẻ uống trong ngày. Điều này khá phổ biến và hậu quả là trẻ thường bị đau bụng, nặng thì tiêu chảy và phải đến bệnh viện. Theo khuyến cáo, tất cả các loại sữa đều không nên để lâu hoặc pha sẵn vì dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu bảo quản không đúng, để sữa pha quá thời gian sẽ gây lên men, tạo môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn phát triển. Khi trẻ uống phải sữa này sẽ bị tiêu chảy, nhiễm độc, gây mất nước và rối loạn điện giải rất nguy hiểm.
Theo BS. Thu Hậu, trời nóng nực làm người khó chịu, mất nhiều mồ hôi gây ra khát, để giải nhiệt thì mọi người có xu hướng dùng nước đá thật lạnhcho đã. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân làm cho siêu vi và vi trùng ở vùng hầu họng phát triển gây viêm hô hấp trên, sốt siêu vi có hay không kèm phát ban hay có thể diễn tiến đến viêm phế quản. Bên cạnh đó, mùa hè, người lớn thường chuộng các món ăn khoái khẩu như các loại gỏi, nộm, rau sống, salat nếu không hạn chế thì cần chú ký chế biến thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất là ít cho trẻ ăn những món này. Ưu tiên chế biến nhiều món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ trước nguy co bệnh mùa nóng tấn công.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Xử trí nhanh khi trẻ say nắng (12/6/2012)
- Mùa hè: Ngăn ngừa viêm họng cho trẻ (12/6/2012)
- Ưu Nhược điểm tư thế nằm của trẻ (10/6/2012)
- Bù nước cho trẻ như thế nào? (10/6/2012)
- 'Bắt bệnh' đau bụng ở trẻ em (8/6/2012)
- Để trẻ không ốm trong mùa hè (7/6/2012)
- Khắc phục hiện tượng nôn ói ở trẻ (6/6/2012)
- Các phương pháp cải thiện IQ của trẻ (3/6/2012)
- Yêu con như thế bằng 10 hại con (1/6/2012)
- Phương pháp cải thiện IQ cho trẻ (30/5/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều