Đừng để trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi trong giai đoạn vàng
Cập nhật: 25/5/2016 | 7:34:34 AM
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2014, ở nước ta cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Đặc biệt, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi nặng trong những năm đầu đời sẽ gây nên những tổn thương khó hồi phục được ở trẻ.
Suy dinh dưỡng và những ảnh hưởng
Suy dinh dưỡng là hệ quả của việc trẻ không được cung cấp đầy đủ về năng lượng, thiếu các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ: trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém.
Suy dinh dưỡng thường gặp nhất trong những năm đầu đời từ 1 đến 3 tuổi, tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đây lại là “giai đoạn vàng”, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện. Do đó mọi thiếu sót về chăm sóc dinh dưỡng của ba mẹ cho trẻ trong độ tuổi này đều để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng thường khó có thể khắc phục được, với trẻ nhỏ bị suy sinh dưỡng trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời sẽ gây nên những tổn thương không hồi phục ,ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động.
Suy dinh dưỡng- mẹ cần nhận biết sớm
Suy dinh dưỡng có thể nhận biết sớm nếu mẹ theo dõi tình hình sức khỏe và thể chất của con thường xuyên. Các chỉ số về cân nặng và chiều cao là những chỉ số mẹ có thể nhận biết dễ dàng. Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng là có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình, trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Mẹ có thể tham khảo chỉ số phát triển của con mình so với bảng chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé, hoặc theo dõi chỉ số BMI trẻ em. Ngoài ra, trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân liên tục trong 2-3 tháng,trẻ thiếu cân cũng có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bên cạnh việc theo dõi phát triển thể chất của con, tình hình sức khỏe của bé cũng là yếu tố quan trọng, với những bé có biểu hiện đau yếu, kém linh hoạt, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng…có nguy cơ suy dinh dưỡng và cần được thăm khám để sớm có biện pháp khắc phục.
Dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ suy dinh dưỡng và chậm tăng cân
Điều quan trọng trong việc giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi chính là việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của cơ thể trẻ. Vì vậy, đối với trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần tăng cường cho bé cả về số lượng và chất lượng bữa ăn. Mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa và sữa chua, dầu mỡ, thịt cá, tinh bột,... Tăng cường số lượng bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày sẽ giúp bé được cung cấp nhiều dưỡng chất hơn, nguyên tắc là cho bé ăn đúng, đủ và đa dạng càng nhiều loại thực phẩm càng tốt, mỗi bữa ăn đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm: bột đường (cơm,bún, phở, mì, nui...), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu...), béo (dầu, mỡ), và rau củ, trái cây, vì không có một loại thực phẩm đơn độc nào chứa đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà phải phối hợp nhiều loại cùng lúc để cung cấp cho bé nhiều nhất các chất dinh dưỡng.
Đặc biệt đối với trẻ đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ không giống các bé đang phát triển bình thường, chính vì vậy các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên cho trẻ dùng các sản phẩm sữa đặc trị dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có chứa thành phần ưu việt cần thiết tối đa cho sự phát triển của trẻ.
(Nguồn: afamily.vn)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Phòng 5 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè (24/5/2016)
- Lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ (16/5/2016)
- 4 sai lầm cực nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mùa hè nhiều bố mẹ mắc phải (16/5/2016)
- Quấn tã chặt khi trẻ ngủ: Sai lầm nguy hiểm! (15/5/2016)
- Khi nào đưa trẻ đi khám thính lực? (12/5/2016)
- Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng (5/5/2016)
- Phòng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (23/4/2016)
- 3 sai lầm phổ biến nhất của các mẹ khi chăm trẻ (23/4/2016)
- Nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ (11/4/2016)
- Rối loạn tiêu hóa ở trẻ (24/3/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều